Trong cuộc sống, việc cho vay tiền thường dựa trên sự tin tưởng giữa các bên. Tuy nhiên, không phải lúc nào người vay cũng thực hiện đúng cam kết trả nợ, dẫn đến tranh chấp pháp lý. Một tình huống đặc biệt có thể xảy ra là khi người vay tiền bị tạm giam, khiến chủ nợ băn khoăn về quyền lợi của mình. Vậy, có thể kiện đòi nợ khi người vay tiền đang bị tạm giam không? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết sau đây.
Điều kiện khởi kiện đòi lại tài sản bằng hợp đồng vay tiền
Đối với hợp đồng vay không có kỳ hạn, căn cứ điều Điều 469 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn thì:
- Phải thông báo cho bên vay biết trước về việc bên cho vay muốn lấy lại tiền.
- Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.
- Nếu hết thời hạn thông báo mà bên vay vẫn cố tính không trả thì bên cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân yêu cầu giải quyết.
Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn, căn cứ Điều 470 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn:
- Với hợp đồng vay có kỳ hạn thì phải đến thời điểm hai bên thỏa thuận phải trả tiền thì bên vay mới có nghĩa vụ phải trả tiền cho bên cho vay.
- Nếu đã đến kỳ hạn mà bên vay không trả theo đúng quy định của pháp luật thì bên cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án dân sự nơi bị đơn cư trú.
Yêu cầu về trả lãi: Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác (Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015). Nên khi bên vay không trả cả lãi và gốc thì bên cho vay có thể khởi kiện yêu cầu trả cả khoản lãi và gốc.
Có thể kiện đòi nợ khi người vay tiền đang bị tạm giam không?
Theo Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Mặt khác, tại khoản 3 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về bị đơn trong vụ án dân sự như sau: “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm”.
Như vậy, bị đơn trong vụ án dân sự không loại trừ trường hợp là cá nhân bị tạm giam, tạm giữ hay đang chấp hành hình phạt tù. Do đó, nếu đến thời hạn trả nợ mà bên vay tiền không trả được nợ thì người cho vay có quyền khởi kiện người vay ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Người vay tiền không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Trả nợ khi đến hạn là nghĩa vụ của người đi vay. Nếu đến hạn trả nợ nhưng bên vay không trả, có 02 trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp 1: Bên vay không trả nợ do không có khả năng chi trả và không có dấu hiệu bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì đây sẽ là tranh chấp dân sự. Để đòi lại được tiền, bên cho vay có thể đến Tòa án dân sự để thực hiện thủ tục kiện đòi tài sản.
Trường hợp 2: Nếu bên vay có thể trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Thẩm quyền giải quyết người vay tiền không trả khi họ bị tạm giam
Theo điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp đòi lại tài sản vay sẽ do Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết, tức Tòa án huyện nơi cư trú của người vay đang bị tạm giam trong trường hợp này. Nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì sẽ do Tòa án cấp tỉnh giải quyết.
* Hồ sơ khởi kiện:
Khi khởi kiện cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để tranh chấp được giải quyết nhanh nhất. Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
- Giấy tờ tùy thân như: CMND/CCCD/hộ chiếu,… của người khởi kiện, người bị kiện (bản sao y);
- Chứng cứ chứng minh cho khoản vay như: hợp đồng vay tiền, giấy vay tiền,…
* Trình tự giải quyết:
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án
- Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồng, soạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898
Website: luatsugioisaigon.vn
Email: luatsucncvietnam@gmail.com