Dạy thêm cho học sinh tiểu học, giáo viên bị xử phạt như thế nào?

15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
0939 858 898
luatsucncvietnam@gmail.com
Dạy thêm cho học sinh tiểu học, giáo viên bị xử phạt như thế nào?
Ngày đăng: 28/02/2025

    day them hoc sinh tieu hoc

    Để đảm bảo việc áp dụng pháp luật được nhất quán cũng như tránh tình trạng lạm dụng dạy thêm vì mục đích kinh tế. Bên cạnh việc đưa ra một số các quy định chặt chẽ nhằm kiểm soát hoạt động dạy thêm, thì cũng có những chế tài nếu như giáo viên tham gia dạy thêm có hành vi vi phạm. Vậy khi đó, câu hỏi đặt ra là: “Dạy thêm cho học sinh tiểu học, giáo viên bị xử phạt như thế nào?”. Để giải đáp thắc mắc trên, kính mời anh/chị và các bạn cùng theo dõi bài viết bên dưới của chúng tôi nhé.

    day them hoc sinh tieu hoc - 1

    Các trường hợp giáo viên không được phép dạy thêm từ ngày 14/02/2025:

    Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 14/02/2025, pháp luật đã đặt ra các trường hợp cụ thể không được phép dạy thêm hoặc tổ chức dạy thêm nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và tránh tình trạng lạm dụng việc dạy thêm, học thêm. Các trường hợp này bao gồm:

    Thứ nhất, việc tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học là không được phép, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt. Cụ thể, giáo viên hoặc tổ chức chỉ được phép tổ chức các lớp học bồi dưỡng dành cho học sinh tiểu học nếu nội dung giảng dạy thuộc các lĩnh vực như nghệ thuật (ví dụ: hội họa, âm nhạc, múa, kịch…), thể dục thể thao (ví dụ: bóng đá, bóng rổ, bơi lội, võ thuật…) hoặc rèn luyện kỹ năng sống (ví dụ: giao tiếp, ứng xử, kỹ năng sinh tồn, làm việc nhóm…). Những hoạt động này phải phù hợp với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ, không mang tính học thuật thuần túy hay gây áp lực học tập cho học sinh.

    Thứ hai, giáo viên đang giảng dạy tại các trường học không được phép dạy thêm ngoài nhà trường nếu đối tượng học sinh là những em mà giáo viên đó đang phụ trách giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Quy định này nhằm tránh tình trạng giáo viên tạo áp lực đối với học sinh, buộc các em phải tham gia học thêm để đạt điểm số tốt trong môn học của chính giáo viên đó tại trường. Đồng thời, điều này cũng giúp đảm bảo công bằng giữa các học sinh, tránh việc một số em có điều kiện học thêm với chính giáo viên của mình trong khi các em khác không có cơ hội tương tự.

    Thứ ba, đối với giáo viên thuộc các trường công lập, pháp luật nghiêm cấm việc tham gia quản lý, điều hành hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường. Điều này có nghĩa là giáo viên công lập không được phép đứng ra tổ chức, điều hành hoặc làm chủ các trung tâm, lớp học thêm tư nhân. Tuy nhiên, giáo viên công lập vẫn có thể tham gia giảng dạy tại các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường nếu không giữ vai trò quản lý. Điều này, nhằm tránh tình trạng lôi kéo, xúi giục học sinh tham gia học thêm và hạn chế những tiêu cực trong việc giảng dạy.

    Dạy thêm học sinh tiểu học, có vi phạm pháp luật không?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc dạy thêm, học thêm như sau:

    “Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.”

    Có thể thấy điều khoản quy định dạy thêm, học thêm chỉ được thực hiện khi học sinh có nhu cầu, tự nguyện và có sự đồng ý của phụ huynh, nhằm bảo vệ quyền lợi của học sinh, đặc biệt là trẻ em.

    Đồng thời cấm mọi hành vi ép buộc học thêm dưới bất kỳ hình thức nào, góp phần ngăn chặn tiêu cực trong giáo dục, nhất là việc giáo viên gây áp lực hoặc cắt giảm nội dung giảng dạy trên lớp.  

    Dạy thêm, học thêm từ lâu đã là một vấn đề gây tranh cãi trong dư luận. Đặc biệt với học sinh tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những quy định nghiêm ngặt nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng dạy thêm. Theo đó, tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, có quy định về  việc dạy thêm cho học sinh tiểu học, cụ thể như sau:

    Điều 4. Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm

    1. Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.”

    Như vậy, từ ngày 14/02/2025, ngoài các lớp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể thao hoặc kỹ năng sống, giáo viên không được tổ chức dạy thêm các môn học khác cho học sinh tiểu học, bất kể trong hay ngoài nhà trường, cũng như có thu phí hay miễn phí.

    Giáo viên dạy thêm học sinh tiểu học bị xử phạt ra sao?

    Như vậy nếu giáo viên vi phạm quy định dạy thêm như trên có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 138/2013/NĐ-CP, với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm.

    day them hoc sinh tieu hoc -2

    Ngoài ra theo Nghị định 04/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 127/2021/NĐ-CP), giáo viên vi phạm còn có thể bị đình chỉ hoạt động hoặc bị tịch thu phương tiện, tài liệu vi phạm.

    Bên cạnh đó, theo Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý cán bộ công chức, viên chức, hình thức kỷ luật đối với giáo viên vi phạm có thể bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc. Đối với giáo viên giữ chức quản lý còn có thể chịu hình thức kỷ luật là cách chức.

    Cũng theo Nghị định này cũng đã quy định cụ thể từng hành vi vi phạm với mức áp dụng hình thức kỷ luật cho từng hành vi.

    Trong đó, hình thức cao nhất là kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức vi phạm một trong những hành vi sau:

    “1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm.

    2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 16 nghị định này.

    3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 điều 17 nghị định này.

    4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị.

    5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.”

    Theo đó, giáo viên dạy thêm trái quy định ở bậc tiểu học không được quy định cụ thể nằm trong trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc. Tuy nhiên nếu vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần, giáo viên có thể đối mặt với hình thức xử lý cao nhất buộc thôi việc.

    Như vậy, Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT ban hành nhằm để quản lý việc dạy thêm, học thêm được nền nếp, quy củ, hạn chế tình trạng dạy thêm tràn lan không vì mục đích "nâng cao chất lượng giáo dục", làm giảm áp lực cho học sinh và phụ huynh.

    Giáo viên muốn được dạy thêm phải nắm rõ nội dung và thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định tại thông tư này để không mắc phải vi phạm, có thể dẫn đến việc bị kỷ luật.

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.

     

    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioisaigon.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới