Theo quy định mới nhất tại Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT thì từ ngày 14/02/2025, dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện đăng ký kinh doanh. Do đó, giáo viên có thể thành lập hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp để tổ chức kinh doanh dạy thêm hoặc cũng có thể tham gia các lớp dạy thêm ngoài nhà trường theo hợp đồng.
Căn cứ vào hình thức đăng ký kinh doanh, giáo viên sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định về thuế thu nhập cá nhân (đối với mô hình hộ kinh doanh) hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp (đối với mô hình doanh nghiệp). Trường hợp giáo viên tham gia các lớp dạy thêm ngoài nhà trường theo hợp đồng thì tiền lương, tiền công từ hoạt động này sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Thuế đối với giáo viên thành lập hộ kinh doanh dạy thêm
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh như sau:
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.
Bên cạnh đó, tại khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng quy định thì đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm:
Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.
Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.”
Như vậy, theo các quy định trên thì hộ kinh doanh tổ chức dạy thêm sẽ không phải nộp thuế GTGT và nếu có doanh thu từ 100 triệu đồng thì không phải nộp thuế TNCN, trên 100 triệu đồng thì phải nộp thuế TNCN.
Cách tính thuế TNCN mà hộ kinh doanh phải nộp được quy định tại Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC như sau:
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
- Doanh thu tính thuế TNCN theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này
- Tỷ lệ thuế TNCN đối với ngành giáo dục là 2% quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này.
Thuế đối với giáo viên thành lập doanh nghiệp kinh doanh dạy thêm
Căn cứ vào Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định như sau:
Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Thuế suất: Căn cứ Điều 10 Luật Thu nhập doanh nghiệp mới nhất, từ năm 2016 áp dụng thuế suất thuế TNDN là 20%. Thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10%.
Thuế đối với giáo viên tham gia dạy thêm theo hợp đồng
Trường hợp giáo viên chọn cách tham gia các lớp dạy thêm ngoài nhà trường theo hợp đồng thì tiền lương, tiền công từ hoạt động này sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân như sau:
Thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Thuế suất đối với giáo viên ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên sẽ áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần sau đây:
Bậc thuế |
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) |
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
1 |
Đến 60 |
Đến 5 |
5 |
2 |
Trên 60 đến 120 |
Trên 5 đến 10 |
10 |
3 |
Trên 120 đến 216 |
Trên 10 đến 18 |
15 |
4 |
Trên 216 đến 384 |
Trên 18 đến 32 |
20 |
5 |
Trên 384 đến 624 |
Trên 32 đến 52 |
25 |
6 |
Trên 624 đến 960 |
Trên 52 đến 80 |
30 |
7 |
Trên 960 |
Trên 80 |
35 |
Trên đây là bài viết mà Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh gửi đến Quý khách hàng để hiểu rõ hơn về vấn đề đóng thuế khi tổ chức dạy thêm. Giáo viên tham gia dạy thêm sẽ phải nộp các loại thuế khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể như bài viết đã trình bày ở trên.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồng, soạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898
Website: luatsugioisaigon.vn