Mở lớp dạy thêm nhưng không đăng ký kinh doanh bị xử phạt như thế nào?

15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
0939 858 898
luatsucncvietnam@gmail.com
Mở lớp dạy thêm nhưng không đăng ký kinh doanh bị xử phạt như thế nào?
Ngày đăng: 17/02/2025

    Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền phải đăng ký kinh doanh. Vậy nếu không đăng ký kinh doanh dạy thêm sẽ bị phạt thế nào?

    Dạy thêm ngoài nhà trường bắt buộc phải đăng ký kinh doanh

    Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh từ ngày 14/02/2025 phải thực hiện các yêu cầu sau:

    - Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;

    - Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về:

    + Các môn học được tổ chức dạy thêm;

    + Thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp;

    + Địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm;

    + Danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

    Ngoài ra, người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

    Đồng thời, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

    Như vậy, từ 14/02/2025, khi Thông tư 29/2024?TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành thì việc dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tùy theo hình thức quy mô dạy thêm mà việc dạy thêm có thể lựa chọn đăng ký kinh doanh theo 01 trong 02 hình thức sau:

    - Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

    - Đăng ký thành lập công ty

    Mở lớp dạy thêm nhưng không đăng ký kinh doanh bị xử phạt như thế nào?

    Như vậy, theo quy định hiện hành khi muốn mở lộp dạy thêm thì bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo đó, tùy vào nhu cầu, quy mô dạy thêm, học thêm anh/chị và các bạn có thể lựa chọn loại hình đăng ký kinh doanh phù hợp theo mô hình hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Theo mô hình doanh nghiệp anh/chị và các bạn có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh, công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty Cổ phần. Trong trường hợp không đăng ký kinh doanh thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Cụ thể:

    Việc không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký hộ kinh doanh sẽ bị xử phạt theo điểm c Khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    Điều 62. Vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh

    1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;

    …”

    Biện pháp khắc phục hậy quả là buộc đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    Đối với trường hợp dạy thêm phải đăng ký thành lập công ty nhưng không thực hiện việc đăng ký thì mức xử phạt được quy định tại khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

    “Điều 46. Vi phạm về thành lập doanh nghiệp

    4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau::

    a) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;

    …”

    Tổ chức có hành vi nêu trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp.

    Tóm lại:

    - Dạy thêm theo hình thức hộ kinh doanh không đăng ký thành lập hộ kinh doanh sẽ bị phạt 05 - 10 triệu đồng đối với cá nhân; tổ chức bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

    - Trường hợp hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 50 - 100 triệu đồng đối với tổ chức; cá nhân bị phạt từ 25 - 50 triệu đồng.

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.

     

    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioisaigon.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới