Mức cấp dưỡng tối thiểu cho con sau khi cha mẹ ly hôn là bao nhiều? (Mới nhất năm 2025)

15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
0939 858 898
luatsucncvietnam@gmail.com
Mức cấp dưỡng tối thiểu cho con sau khi cha mẹ ly hôn là bao nhiều? (Mới nhất năm 2025)
Ngày đăng: 28/04/2025

    Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này. Cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn là một trong những nghĩa vụ pháp lý vô cùng quan trọng mà cha mẹ bắt buộc phải thực hiện đối với con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Vậy theo quy định pháp luật hiện hành, mức cấp dưỡng tối thiểu cho con khi cha mẹ ly hôn là bao nhiêu?

    Ai có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn?

    Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

    • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
    • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
    • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    Theo quy định trên thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình (có hiệu lực từ 01/7/2024) cũng nêu rõ:

    Trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng thì Tòa án giải thích cho họ việc yêu cầu cấp dưỡng cho con là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy người trực tiếp nuôi con có khả năng, điều kiện nuôi dưỡng và việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng cho con.

    Theo quy định nêu trên, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, bất kể người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không. Trừ trường hợp người trực tiếp nuôi con tự nguyện không yêu cầu cấp dưỡng và họ có đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con.

    Mức cấp dưỡng tối thiểu cho con là bao nhiêu?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 116 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về mức cấp dưỡng. Theo đó:

    – Mức cấp dưỡng sẽ do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng/người giám hộ của người được cấp dưỡng thỏa thuận với nhau căn cứ vào tình hình thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, căn cứ vào nhu cầu thiết yếu và đời sống cơ bản của người được cấp dưỡng, nếu các bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án giải quyết;

    – Trong trường hợp có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Việc thay đổi mức cấp dưỡng sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau, nếu các bên không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.

    Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP cũng quy định: “Tiền cấp dưỡng cho con là toàn bộ chi phí cho việc nuôi dưỡng, học tập của con và do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng do Tòa án quyết định nhưng không thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng đối với mỗi người con.”

    Hiện nay mức lương tối thiểu vùng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (có hiệu lực từ 01/7/2024) như sau:

    Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng

    Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng

    Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng

    Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng

    Như vậy, trong trường hợp các bên không thỏa thuận được, căn cứ vào mức lương tối thiểu Tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng tối thiểu đối với người có nghĩa vụ cấp dưỡng, tuy nhiên không thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người cấp dưỡng đang cư trú đối với mỗi người con. Ví dụ, trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng đang cư trú tại vùng I thì mức cấp dưỡng tối thiểu đối với mỗi người con không được thấp hơn 2.480.000 đồng/tháng.

    Cha mẹ sau ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến khi nào?

    Căn cứ theo Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    – Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

    – Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

    – Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

    – Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

    – Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

    – Trường hợp khác theo quy định của luật.

    Theo đó, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng cho con đến khi con đã thành niên (đủ mười tám tuổi trở lên) và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.

     

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.

     

    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioisaigon.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com

     

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới