Năm 2025, không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được quyền thăm nom con không?

15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
0939 858 898
luatsucncvietnam@gmail.com
Năm 2025, không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được quyền thăm nom con không?
Ngày đăng: 27/12/2024

    khong cap duong co duoc tham nom khong

    Cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ được đặt ra đối với người không trực tiếp nuôi con. Nghĩa vụ này được quy định rõ ràng và cụ thể trong Bản án/Quyết định ly hôn của Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người không trực tiếp nuôi con lại trốn tranh nghĩa vụ cấp dưỡng. Và câu hỏi đặt ra là: “Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được thăm nom con không?”. Để giải đáp thắc mắc trên, kính mời anh/chị và các bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của chúng tôi nhé.

    khong cap duong co duoc tham nom khong - 1

    Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải thực hiện quyền và nghĩa vụ sau:

    – Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi con;

    – Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con;

    – Người không trực tiếp nuôi con có quyền và thực hiện nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được phép cản trở.

    Như vậy, theo quy định này thì sau khi cha mẹ ly hôn thì quan hệ hôn nhân giữa hai người chấm dứt nhưng nghĩa vụ của người làm cha, làm mẹ vẫn còn tiếp tục được thực hiện. Theo quy định trên thì sau khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    Theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thì cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trong khi con chung thuộc một trong các đối tượng sau:

    – Con chưa thành niên;

    – Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động;

    – Con đã thành niên nhưng không có tài sản để tự nuôi mình.

    Như vậy, khi giải quyết ly hôn, Toà án sẽ giải quyết và yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con chung thuộc các đối tượng đặc biệt nêu trên.

    Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được quyền thăm con không?

    Căn cứ tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

    Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

    2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

    Đối với trường hợp không cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì luật quy định cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    Do đó, dù cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con nhưng không cấp dưỡng cho con thì vẫn có quyền thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Như vậy, người cấp dưỡng không cấp dưỡng cho con sau ly hôn vẫn có quyền được thăm con.

    Trường hợp nào cha mẹ sau ly hôn bị hạn chế quyền thăm con?

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trường hợp chứng minh được người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu tới việc nuôi dưỡng, giáo dục thì người nuôi trực tiếp có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con.

    Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, đối với con chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi), cha/mẹ sau khi ly hôn sẽ bị hạn chế thăm nom chăm sóc con khi:

    - Bị kết án khi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con.

    - Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc và nuôi dưỡng con.

    - Phá hoại tài sản của con cái.

    - Có lối sống đồi trụy

    - Xúi giục/ép buộc con thực hiện hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội.

    Như vậy, cha/mẹ không trực tiếp nuôi sẽ chỉ bị hạn chế quyền nuôi con khi:

    - Lạm dụng việc thăm con làm ảnh hưởng xấu tới con cái và người trực tiếp nuôi;

    - Lạm dụng việc thăm con cản trở người trực tiếp nuôi nuôi dưỡng, giáo dục con;

    - Bị Tòa án hạn chế quyền thăm con.

    Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi ngăn cản quyền thăm nom và chăm sóc con giữa cha mẹ và con cái sẽ bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng.

    Thủ tục nộp hồ sơ yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con

    khong cap duong co duoc tham nom khong - 2

    Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

    - Đơn yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con.

    - Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/Hộ chiếu còn thời hạn của người nộp đơn (bản sao)

    - Quyết định ly hôn (bản sao chứng thực)

    - Chứng cứ chứng minh việc người không trực tiếp nuôi con đã có hành vi ảnh hưởng đến con cái hoặc việc nuôi dạy con.

    - Giấy xác nhận nơi cư trú.

    Bước 2: Nộp hồ sơ

    Sau khi hoàn thiện hồ sơ, người nộp đơn sẽ gửi đơn lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Tòa án sẽ thông báo và người nộp đơn sẽ có 07 ngày để tiến hành sửa đổi và bổ sung hồ sơ giấy tờ.

    Bước 3: Nộp tạm ứng lệ phí

    Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm nuôi con sau ly hôn được quy định là 300.000 đồng theo căn cứ tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

    Bước 4: Giải quyết và xét xử

    Tòa án sẽ lấy ý kiến 02 bên và tiến hành hòa giải như các việc dân sự khác. Trường hợp không hòa giải được, Tòa án sẽ ra quyết định mở phiên họp để xem xét vụ việc.

    Trường hợp có đúng căn cứ đối với hành vi cố tình làm cản trở và gây ảnh hưởng xấu tới con và việc nuôi dạy con cái, Tòa án sẽ ra quyết định hạn chế quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi dưỡng.

    Làm gì khi chồng cũ không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn?

    Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là nghĩa vụ bắt buộc đối với người không trực tiếp nuôi con. Đã là quy định bắt buộc của pháp luật thì người người thuộc đối tượng điều chỉnh của luật này sẽ phải thực hiện theo quy định. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, nhiều trường hợp sau khi ly hôn và có bản án/ quyết định của Toà án có thẩm quyền xét xử thì người chồng là người không trực tiếp nuôi con trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Hoặc trong một số trường hợp, người chồng cũ chỉ cấp dưỡng cho con trong 01 – 02 tháng đầu tiên sau khi ly hôn và sau đó hoàn toàn không thực hiện nghĩa vụ. Từ đó khiến cho người vợ trở nên vất vả hơn, một mình trang trải để đảm bảo việc chăm nom con tốt nhất.

    Vậy, trong trường hợp chồng cũ là người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn nhưng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì phải giải quyết như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng thì có quyền yêu cầu Toà án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (trong trường hợp này là người chồng) phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đó.

    Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật về Tố tụng dân sự và pháp luật về Hôn nhân và gia đình thì ngoài những cá nhân nêu trên, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây cũng có quyền yêu cầu Toà án buộc người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi người đó trốn tránh thực hiện nghĩa vụ đó:

    – Người thân thích của người có quyền được nhận cấp dưỡng;

    – Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình;

    – Cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em;

    – Hội liên hiệp phụ nữ.

    Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những cá nhân, cơ quan, tổ chức khác không thuộc hai nhóm đối tượng đã phân tích ở trên khi phát hiện được hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi vợ chồng ly hôn thì có thể đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Toà án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

    Như vậy, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng như quy định của pháp luật về Tố tụng dân sự thì khi người chồng cũ không cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thì người vợ có quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án giải quyết vấn đề nghĩa vụ cấp dưỡng, buộc người chồng cũ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung theo bản án/ quyết định của Toà án.

    Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Toà án có thẩm quyền giải quyết việc khởi kiện yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng là Toà án nhân dân cấp quận/ huyện nơi người chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cư trú, có nghĩa là nơi chồng cũ thường trú hoặc tạm trú.

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.

     

    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioisaigon.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới