Nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp khi muốn mở trung tâm học thêm, dạy thêm mới nhất năm 2025?

15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
0939 858 898
luatsucncvietnam@gmail.com
Nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp khi muốn mở trung tâm học thêm, dạy thêm mới nhất năm 2025?
Ngày đăng: 15/02/2025

    Vấn đề dạy thêm, học thêm là vấn đề được bàn tán sôi nổi trong những ngày qua bởi Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm học, thêm có hiệu lực từ ngày 14/02/2025 có nhiều điểm mới so với trước đây. Trong đó một điểm nổi bật của thông tư này liên quan đến điều kiện để dạy thêm học là phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDDT quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường như sau:

    1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:

    a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;

    b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).

    2. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

    3. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).

    Như vậy, căn cứ theo quy định mới nhất tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT thì điều kiện để dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Và việc đăng ký kinh doanh được thực hiện dưới hình thức đăng ký hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty/doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.

    Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nhận được rất nhiều câu hỏi của Quý khách hàng về vấn đề nên mở hộ kinh doanh hay thành lập công ty nếu muốn dạy thêm, học thêm. Đối với vấn đề này Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh xin trả lời quý khách hàng như sau:

    Việc lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh hay thành lập doanh nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu, quy mô dạy thêm, học thêm của quý khách hàng. Riêng theo mô hình doanh nghiệp thì khách hàng có thể lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh, công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty Cổ phần tùy vào từng nhu cầu và từng trường hợp cụ thể. Ở bài viết này Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh sẽ so sánh các tiêu chí cơ bản của hộ kinh doanh và doanh nghiệp để quý khách hàng phần nào hình dung được về hai mô hình kinh doanh này, từ đó có thể cân nhắc đưa ra quyết định phù hợp nhất đối với nhu cầu của mình.

    Vậy hộ kinh doanh là gì? Doanh nghiệp là gì?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định về khái niệm hộ kinh doanh như sau:

    “1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

    Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020“doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

    So sánh doanh nghiệp và hộ kinh doanh?

    Tiêu chí

    Doanh nghiệp

    Hộ kinh doanh

    Chủ thể thành lập

      CSPL: Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020

      Tổ chức, cá nhân không thuộc khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

     CSPL: Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

     Cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

     Không thuộc các trường hợp tại điểm a,b,c Điều 1; Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

    Quy mô, phạm vi hoạt động

     CSPL: Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020.

      Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

      Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

      Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

    Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

      Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

     CSPL: Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ; khoản 2 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

      Địa điểm kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

     Được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

    Số lượng lao động

      Không có quy định về giới hạn tối đa số lượng người lao động. Tuy nhiên có quy định về số lượng thành viên sáng lập cụ thể:

     

     Công ty TNHH MTV (Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020): 01 tổ chức hoặc 01 cá nhân là chủ sở hữu

     

     Công ty TNHH hai thành viên (Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020): có từ ít nhất 02 đến 50 thành viên.

     

      Công ty cổ phần (Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020): ít nhất 03 cổ đông, số lượng không hạn chế.

     

     Công ty hợp danh (Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020): ít nhất 02 thành viên hợp danh là cá nhân, có thể thêm nhiều thành viên góp vốn.

     

     Doanh nghiệp tư nhân: (Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020): Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

     Trước đây Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh chỉ được phép sử dụng dưới 10 người lao động.

     

      Hiện nay pháp luật đã không còn giới hạn số lao động mà hộ kinh doanh được phép sử dụng. Do đó, hộ kinh doanh có thể sử dụng nhiều hơn 10 người lao động.

    Điều kiện hoạt động

     CSPL: Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020

     

      Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

     Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp

     CSPL: khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

     

     Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

    Chế độ trách nhiệm

     Công ty TNHH MTV, Công ty TNHH hai thành viên và Công ty cổ phần: chịu trách nhiệm trong số vốn đã góp và công ty

     

     Thành viên hợp danh công ty hợp danh và chủ doanh nghiệp tư nhân: chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.

     Cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.

    Khai thuế

     Việc khai thuế thực hiện hàng tháng hoặc hàng quý.

     Khai và nộp thuế khoán hàng năm

     

    Ưu, nhược điểm của mô hình doanh nghiệp và hộ kinh doanh:

    Căn cứ theo các tiêu chí so sánh và có thể thấy rằng dù thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cũng sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định.

    ưu và nhược điểm của hộ kinh doanh doanh nghiệp

    Nên lựa chọn thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh

    Qua những phân tích trên, có thể thấy tùy vào từng tình hình, điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân tổ chức mà có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh.

    Lời khuyên mà Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh gửi đến khách hàng:

    Loại hình doanh nghiệp sẽ phù hợp với các cá nhân, tổ chức muốn có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có sự kiểm soát và quản lý nhất định trong hoạt động của công ty. Loại hình doanh nghiệp sẽ phù hợp với các quy mô kinh doanh từ vừa và lớn, có mong muốn được đầu tư cũng như là phát triển quy mô hoạt động bằng cách thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện.

    Loại hình hộ kinh doanh sẽ phù hợp với các cá nhân, hộ gia đình có quy mô kinh doanh nhỏ, lẻ, có cơ cấu tổ chức đơn giản và các thủ tục về nghĩa vụ thuế cũng bớt phức tạp hơn. Loại hình hộ kinh doanh sẽ hạn chế rủi ro vì quy mô nhỏ và cơ cấu tổ chức dễ dàng kiểm soát hơn so với doanh nghiệp.

    Về thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh và doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau:

    • Trường hợp lựa chọn thành lập hộ kinh doanh thì chủ hộ kinh doanh sẽ nộp hồ sơ tại phòng tài chính – kế hoạch thuộc UBND quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở.
    • Trường hợp đăng ký các loại hình doanh nghiệp khác thì nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

    Trình tự, thủ tục thành lập hộ kinh doanh và doanh nghiệp như thế nào, có phức tạp không? Vấn đề này Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cung cấp trong các video tiếp theo. Kính mời Quý khách hàng theo dõi kênh website Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh của chúng tôi để không bỏ lỡ bất kỳ video quan trọng nào nhé.

     

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.

     

    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioisaigon.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới