Người bị bệnh trầm cảm phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
0939 858 898
luatsucncvietnam@gmail.com
Người bị bệnh trầm cảm phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Ngày đăng: 16/03/2025

    nguoi-bi-benh-tram-cam-pham-toi-co-phai-chiu-trach-nhiem-hinh-su-khong

    Dưới góc độ pháp lý và đạo đức, trách nhiệm hình sự của người bị bệnh trầm cảm khi phạm tội là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Trong bối cảnh số lượng người mắc rối loạn tâm lý ngày càng gia tăng, câu hỏi đặt ra là liệu họ có phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau đây nhé.

     

    nguoi-bi-benh-tram-cam-pham-toi-co-phai-chiu-trach-nhiem-hinh-su-khong-1

     

    Bệnh trầm cảm là gì?

    Tại Việt Nam, trong những năm gần đây bệnh trầm cảm cũng có chiều hướng gia tăng. Bệnh trầm cảm có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến đối với những bạn trẻ.

    Bệnh trầm cảm (tên tiếng Anh là Depression), có thể được hiểu là rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã, bi quan và mất mát. Bệnh trầm cảm ảnh hưởng nhiều đến cảm giác, suy nghĩ và cách hành xử của người bệnh, từ đó có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tình cảm và thể chất.

    Người bị bệnh trầm cảm thường xuyên mất ngủ khiến cho sức khỏe giảm sút, tinh thần trí tuệ kém minh mẫn, ảnh hưởng đến công việc và đời sống hằng ngày. Do đó, bệnh trầm cảm khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, quan hệ xã hội.

    Trường hợp bệnh trầm cảm kéo dài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng rất khó lường trước, có thể kể đến là gây ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân hoặc người thân.

    Người bị bệnh trầm cảm phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

    Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”

    Ngoài ra, căn cứ theo Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

    “1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

    2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

    3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.

    Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.”

    Từ những căn cứ trên, không phải trong mọi trường hợp người bị bệnh trầm cảm phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Có thể thấy, trường hợp người bị bệnh trầm cảm phạm tội sẽ được giám định pháp y tâm thần. Nếu kết quả giám định pháp y tâm thần cho thấy người bị bệnh trầm cảm bị mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi tại thời điểm phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự và bắt buộc chữa bệnh tại một cơ sở điều trị chuyên khoa.

    Trường hợp kết quả giám định pháp y tâm thần cho thấy người bị bệnh trầm cảm nhưng không đến mức bị mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi tại thời điểm phạm tội thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Người bị bệnh trầm cảm phạm tội có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

    Khi quyết định hình phạt đối với một người phạm tội, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố, được quy định tại Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, bao gồm:

    - Quy định của Bộ luật Hình sự;

    - Tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội;

    - Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự;

    - Ngoài ra, còn căn cứ vào tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.

    Trong trường hợp người bị bệnh trầm cảm nhưng không bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi tại thời điểm phạm tội, họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng có thể được xem xét giảm nhẹ hình phạt nếu thuộc một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại khoản 1, 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, các tình tiết được giảm nhẹ cụ thể như sau:

    “1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

    e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

    g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

    l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

    m) Phạm tội do lạc hậu;

    n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

    p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

    q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    r) Người phạm tội tự thú;

    s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

    u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

    x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

    2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.”

     

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.

     

    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioisaigon.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới