Người sản xuất sữa giả phải đối mặt với mức án nào?

15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
0939 858 898
luatsucncvietnam@gmail.com
Người sản xuất sữa giả phải đối mặt với mức án nào?
Ngày đăng: 25/04/2025

    sua gia

    Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Vũ Mạnh Cường, Hoàng Mạnh Hà và 6 người khác liên quan đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả. Điều này đã để lại hệ lụy nghiêm trọng cho những người tiêu dùng, chẳng những về vật chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi đó, nhiều bạn đọc giả đã đưa ra các thắc mắc rằng: “Mức án nào giành cho người sản xuất sữa giả, và thu lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng?’. Để giải đáp thắc mắc trên, kính mời anh/chị và các bạn cùng theo dõi bài viết bên dưới của chúng tôi nhé.

    sua gia 1

    Thực trạng sản xuất sữa giả hiện nay”

    [Theo Báo Tiền Phong] Trước đó, ngày 12/4, Cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 8 bị can về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", trong đó có Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà.

    Dù là người trực tiếp góp vốn, điều hành và chi phối toàn bộ hoạt động của Hacofood Group và Rance Pharma, bị can Cường và Hà đã 've sầu thoát xác' bằng cách chuyển giao vai trò người đại diện pháp luật cho Nguyễn Thành Luân và Nguyễn Văn Tú. Trên thực tế, cả hai chỉ là nhân viên phụ trách mảng kinh doanh, trong khi mọi quyết định từ sản xuất đến phân phối sản phẩm vẫn do Cường và Hà thao túng.

    Cụ thể, tháng 8/2024, Hoàng Mạnh Hà đã chuyển giao chức danh Giám đốc Công ty Rance Pharma cho Nguyễn Thành Luân, còn tháng 10/2024, Vũ Mạnh Cường cũng giao chức danh tương tự tại Công ty Hacofood Group cho Nguyễn Văn Tú. Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định những hành vi này chỉ nhằm che giấu vai trò điều hành thật sự của bị can Cường và Hà.

    Qua điều tra ban đầu, lực lượng chức năng xác định nhóm này đã lập ra 9 công ty liên kết theo hình thức cổ phần, tạo nên một hệ sinh thái khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Những doanh nghiệp này chịu trách nhiệm đứng tên hồ sơ công bố sản phẩm, kinh doanh và phân phối các loại sữa bột được sản xuất tại nhà máy của Hacofood và Rance Pharma – đặt tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

    Danh sách các công ty trong hệ sinh thái gồm: Công ty CP Dược quốc tế Group (Giám đốc: Vũ Mạnh Cường); Công ty CP Dược quốc tế Big Four Pharma (Giám đốc: Phạm Chí Đảng); Công ty CP Dược quốc tế Long Khang Group (Giám đốc: Nguyễn Thị Mai Hương); Công ty CP Dinh dưỡng Y học BFF (Giám đốc: Phạm Thị Hương); Công ty CP Dược quốc tế Safaco Group (Giám đốc: Nguyễn Văn Tuấn); Công ty CP Dược quốc tế Darifa Group (Giám đốc: Nguyễn Văn Thắng); Công ty CP Dược quốc tế Win CT (Giám đốc: Nguyễn Văn Tú); Công ty CP Dược phẩm Dinh dưỡng Phúc An Khang (Giám đốc: Nguyễn Thành Luân); Công ty CP Dược Á Châu (Giám đốc: Nguyễn Thành Luân).

    Lực lượng chức năng đã thu giữ hàng ngàn sản phẩm sữa bột giả được sản xuất tại các nhà máy này.

    Hàng giả là gì? Hàng giả được quy định như thế nào?

    Căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hàng giả gồm:

    - Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký

    - Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

    sua gia 2

    - Thuốc giả theo quy định tại, khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016; và dược liệu giả theo quy định tại, khoản 34 Điều 2 Luật Dược 2016;

    - Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

    - Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn:

    + Giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa;

    + Giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác;

    + Giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

    - Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

    Như vậy, trong trường hợp trên, theo kết quả điều tra của Cơ quan chức năng xác định, sản phẩm sữa không chứa các thành phần như đã ghi trên bao bì và chất lượng đạt dưới 70% mức công bố. Điều này đã đủ điều kiện để xác định đây là hàng giả (theo điểm b khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Đó là căn cứ để cơ quan chức năng khởi tố các bị can theo Điều 193 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.

    Thu lợi bất chính hơn 500 tỷ đồng từ hành vi sản xuất sữa giả bị xử phạt như thế nào?

    Vì sữa là thực phẩm nên hành vi sản xuất sữa giả bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.

    Căn cứ quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được quy định như sau:

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a. Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;

    b. Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

    c. Làm chết 02 người trở lên;

    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.”

    Và: 6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    a. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

    b. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

    c. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

    d. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

    đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

    e. Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

    Theo quy định trên thì, thu lợi bất chính hơn 500 tỷ đồng từ hành vi sản xuất sữa giả tương ứng với mức hình phạt sau:

    - Đối với cá nhân: bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

    - Đối với pháp nhân thương mại: bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

    Theo đó, trong vụ việc trên, với doanh thu 500 tỷ đồng từ việc sản xuất và bán sữa bột giả, cơ quan chức năng sẽ xác định khoản thu lợi bất chính đối với từng bị can, nếu thu lợi bất chính với số tiền lớn hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng, hành vi của các đối tượng trên có thể bị xử lý ở các khung hình phạt cao nhất nêu trên.

    Vừa qua, vụ việc kẹo rau củ đã tạo lên những xôn xao cho dư luận. Và công ty đó đã lên tiếng xin lỗi, chấp nhận hoàn tiền nếu khách có nhu cầu trả hàng. Còn với vụ 573 loại sữa giả này, hậu quả không chỉ là túi tiền bị lừa, mà có thể còn là sức khỏe. Họ sản xuất hàng trăm loại sữa với những lời quảng cáo nhắm trúng nhóm đối tượng yếu thế nhất: người tiểu đường, người suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai...đây là những đối tượng cần được bảo vệ, nhưng vì doanh thu và lợi nhuận của họ mà họ bất chấp và mặc kệ hậu quả xảy ra. Họ có thể hoàn tiền lại cho người tiêu dùng, nhưng thiệt hại về sức khỏe thì lấy gì để bồi thường lại cho những người đã sử dụng sữa giả. Vụ việc 573 loại sữa giả không chỉ là một cú lừa về tiền bạc, nó còn là cú đấm vào niềm tin. Mà niềm tin, một khi đã vỡ, thì chẳng có doanh nghiệp, cá nhân nào có thể xin lỗi mà bù lại được.

    Như phân tích trên, đây không chỉ là một hành vi vi phạm pháp luật thông thường mà chúng ta đã gặp trước đó, đây là vụ án đã phơi bày rất nhiều vấn đề cốt lõi: sự lơ là của hệ thống giám sát, quyền lợi của người tiêu dùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và trách nhiệm đạo đức của những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội.

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.

     

    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioisaigon.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới