Vay, mượn tài sản không trả thì có thể bị khởi tố về tội danh “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”?

15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
0939 858 898
luatsucncvietnam@gmail.com
Vay, mượn tài sản không trả thì có thể bị khởi tố về tội danh “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”?
Ngày đăng: 04/08/2023

           Thực tiễn cho thấy có nhiều trường hợp sau khi kí hợp đồng vay nhưng tới kì hạn lại không có khả năng chi trả, dẫn đến việc chủ nợ gửi đơn tố cáo đến Cơ quan Công an tố cáo hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của người vay, mượn tài sản. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng đủ yếu tố cấu thành tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

               “Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

                1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

                a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

                b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”

                Như vậy theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự, sau khi ký các hợp đồng vay mượn, … ngoài việc số tiền chiếm đoạt phải từ 4.000.000 đồng trở lên, hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, để cấu thành tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người vay, mượn tài sản phải có hành vi sau đây thì mới đủ yếu tố cấu thành tội phạm:

    • Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
    • Đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới