Tỷ lệ ly hôn ở nước ta trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh. Và trong các trường hợp ly hôn đó, có người thì lựa chọn thuận tình ly hôn, tuy nhiên cũng có nhiều người đơn phương ly hôn. Nhiều người thuận tình ly hôn thì họ chỉ mong sao nhanh chóng hoàn tất thủ tục để “đường ai nấy đi” không còn liền quan với nhau. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, ly hôn thuận tình thì bao lâu mới nhận được quyết định của Tòa án. Để giải đáp thắc mắc trên, kính mời anh/chị và các bạn cùng theo dõi bài viết bên dưới của chúng tôi nhé.
Thuận tình ly hôn được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thuận tình ly hôn như sau:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Và theo Điều 3 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình như sau:
“ 1. “Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn” quy định tại Điều 55 của Luật Hôn nhân và gia đình là trường hợp vợ chồng cùng ký vào đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn hoặc một bên có đơn khởi kiện ly hôn, còn bên kia đồng ý ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
2. Thỏa thuận của vợ chồng về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con phải không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3. Thỏa thuận của vợ chồng về việc chia tài sản bao gồm cả trường hợp vợ chồng không yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản.
4. “Việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con” quy định tại Điều 55 của Luật Hôn nhân và gia đình là việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”
Như vậy ly hôn thuận tình được hiểu là: Trường hợp mà cả vợ, chồng cùng ký vào đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn hoặc một bên có đơn khởi kiện ly hôn, bên kia đồng ý, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản.
Lưu ý: Thỏa thuận của vợ chồng về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con phải không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
Thuận tình ly hôn có phải hòa giải không?
Như phân tích ở trên, thuận tình ly hôn là cả vợ và chồng cũng đồng ý ly hôn, thỏa thuận nuôi con và chia tài sản khi ly hôn. Tuy nhiên căn cứ theo Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Theo đó, trong thời gian giải quyết ly hôn, Tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn của các đương sự. Do đó, hòa giải là một trong những thủ tục không thể thiếu khi giải quyết chuyện ly hôn nói chung và ly hôn thuận tình nói riêng.
Trong việc giải quyết thuận tình ly hôn, khoản 2 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nêu rõ:
Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Như vậy, trong các văn bản pháp luật hiện nay không quy định cụ thể số lần hòa giải của Tòa án khi vợ, chồng ly hôn thuận tình. Điều 397Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng chỉ quy định, căn cứ vào kết quả hòa giải để giải quyết ly hôn thuận tình như sau:
- Hòa giải thành: Vợ, chồng đoàn tụ, Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn.
- Hòa giải không thành: Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các bên khi hai người thật sự tự nguyện ly hôn, đã thỏa thuận được về việc chia tài sản chung, chăm sóc con và đảm bảo đầy đủ quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng, thủ tục hòa giải tại Tòa án sau khi hai vợ chồng nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và đã được Tòa án thụ lý là thủ tục bắt buộc. Chỉ có thủ tục hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn là không bắt buộc mà đó là thủ tục mà Nhà nước khuyến khích các cặp vợ chồng nên thực hiện.
Từ ngày hòa giải thì trong khoảng thời gian bao lâu sẽ nhận được Quyết định của Tòa án?
Căn cứ khoản 4 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau:
“4. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a. Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
b. Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
c. Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.”
Như vậy trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành công thì Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và các thỏa thuận của hai bên đương sự theo quy định tại Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau
“Điều 212. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.”
Như vậy theo quy định của pháp luật thì sau khi hết thời hạn là 7 ngày kể từ ngày hòa giải đoàn tụ mà không đương sự nào thay đổi ý kiến về việc đồng tình ly hôn thì Thẩm phán chủ trì phiên tòa hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chán án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Hòa giải ly hôn thuận tình một bên vợ hoặc chồng vắng mặt được không:
Như khoản 2 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định Thẩm phán phải tiến hành:
– Hòa giải để vợ chồng đoàn tụ;
– Giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa những đối tượng sau về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình:
+ Giữa vợ và chồng.
+ Giữa cha, mẹ và con.
+ Giữa các thành viên khác trong gia đình.
Như vậy, Tòa án phải tổ chức hòa giải đoàn tụ giữa hai vợ chồng đã đưa đơn ly hôn thuận tình yêu cầu Tòa án giải quyết. Sau khi Tòa án tiến hành hòa giải đoàn tụ không thành thì mới xem xét công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của hai vợ chồng nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định. Mà muốn hòa giải đoàn tụ thì phải có mặt của cả hai bên vợ chồng. Ở đây, rõ ràng tòa sẽ không thể nào tiến hành tổ chức hòa giải đoàn tụ được nếu một bên yêu cầu xin vắng mặt và chỉ có bên còn lại tham gia phiên hòa giải.
Thông thường trên thực tế, Tòa án sẽ triệu tập vợ, chồng 02 lần để hòa giải.
- Ở lần triệu tập thứ nhất, nếu một bên vắng mặt thì sẽ hoãn phiên tòa trừ trường hợp có đơn yêu cầu vắng mặt, nếu hai bên vắng mặt thì Tòa sẽ đình chỉ giải quyết ly hôn thuận tình.
- Ở lần triệu tập thứ hai, nếu một bên vắng mặt thì Tòa sẽ đưa ra ra xét xử nếu bên còn lại vẫn yêu cầu ly hôn…
Chính vì thế, nếu một bên là vợ hoặc chồng vắng mặt trong buổi hòa giải thì sẽ chỉ giải quyết được đối với trường hợp vợ/chồng đơn phương ly hôn, còn nếu thuận tình ly hôn thì phải có mặt của cả hai vợ chồng. Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về số lần hòa giải tai Tòa án nếu các bên thuận tình ly hôn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồng, soạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898
Website: luatsugioisaigon.vn
Email: luatsucncvietnam@gmail.com