Điều 9 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi như sau:
“1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
3. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.”
Như vậy thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi được chia làm ba trường hợp là nuôi con nuôi trong nước hay nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hay nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.
+ Đối với trường hợp nuôi con nuôi trong nước:
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi sẽ có thẩm quyền đăng ký trong trường hợp nuôi con nuôi trong nước (trong lãnh thổ Việt Nam).
+ Đối với trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi sẽ có thẩm quyền quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, còn Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
+ Đối với trường hợp công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài:
Trường hợp này công dân Việt Nam sẽ đến Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để đăng ký việc nuôi con nuôi.