Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Trước đây, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ quy định cho vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu ly hôn, không cho chủ thể nào khác có quyền yêu cầu ly hôn ngoài hai vợ chồng.
Tuy nhiên đến khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực thì tại Điều 51 của Luật này quy định: ngoài vợ, chồng hoặc cả hai cợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án ly hôn thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Cụ thể theo theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
– Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định rộng hơn về chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn để bảo đảm được quyền lợi của một bên vợ, chồng khi họ bị bệnh tâm thần, không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra.