Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."
Có thể hiểu, pháp luật Việt Nam hiện tại theo hướng có hai đối tượng được hưởng thừa kế là cá nhân và người thừa kế không là cá nhân. Bài viết sau đây chủ yếu phân tích về đối tượng thừa kế là cá nhân, trường hợp người thừa kế không là cá nhân sẽ được phân tích tại một bài viết khác.
Đối tượng thừa kế là cá nhân không có nghĩa là cá nhân nào cũng được hưởng di sản mà còn phụ thuộc vào di chúc và quy định của pháp luật về thừa kế.
Đối với trường hợp người để lại di sản không lập di chúc, chúng ta phải xét tới trường hợp chia tài sản thừa sản thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì người thừa kế phải là cá nhân (con người cụ thể) và phải có một trong ba mối quan hệ sau đây với người để lại di sản: quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng, huyết thống với người để lại di sản. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần đáp ứng một trong ba mối quan hệ nêu trên, cá nhân có quyền thừa kế.
Điều 615. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Trường hợp người đã chết có lập di chúc trước khi chết, sau khi xem xét tính có hiệu lực của di chúc, người thừa kế có thể là một cá nhân bất kì, miễn là đã được xác định trong di chúc mà không cần phải xét đến mối quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, huyết thống của họ với người để lại di sản.
Ngoài ra, pháp luật về thừa kế cũng quy định một số đặc điểm về cá nhân được hưởng thửa kế như sau:
- Đã sinh ra và thành thai: Nếu một người chưa thành thai ở thời điểm mở thừa kế, cá nhân đó không được hưởng di sản cho dù có quan hệ huyết thống đối với người để lại di sản. Trường hợp người vợ sử dụng tinh trùng của người quá cố để sinh con, tuy có quan hệ huyết thống nhưng chưa thành thai ở thời điểm mở thừa kế thì sẽ không được hưởng thừa kế.
- Vẫn còn sống: Chỉ người còn sống thì mới có năng lực pháp luật dân sự để hưởng quyền thừa kế. Người biệt tích vẫn được hưởng thừa kế ngay cả khi họ bị tuyên bố mất tích vì họ chưa bị coi là chết, tức vẫn còn sống.
Trên đây là quy định của pháp luật về điều kiện để được hưởng thừa kế của cá nhân, cám ơn các bạn đã đón đọc.