Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ nuôi không?

15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
0939 858 898
luatsucncvietnam@gmail.com
Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ nuôi không?
Ngày đăng: 17/03/2025

    con nuoi co duoc huong di san thua ke khong

    Thời gian vừa qua, dư luận đang xôn xao về vấn đề phân chia di sản thừa kế cho con nuôi giữa các nghệ sĩ. Và theo đó có nhiều luồng quan điểm khác nhau về việc con nuôi vẫn có thể hưởng thừa kế như con ruột. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ nuôi không?”. Để giải đáp thắc mắc trên, kính mời anh/chị và các bạn cùng theo dõi bài viết bên dưới của chúng tôi nhé.

    con nuoi co duoc huong di san thua ke khong - 1

    Di sản thừa kế là gì?

    Căn cứ theo Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về di sản, cụ thể như sau:

    Di sản thừa kế là tài sản riêng của người đã chết cùng với đó là phần tài sản chung với người khác. Sau khi người để di sản chết di sản thừa kế sẽ được chuyển cho người thừa kế.

    Cá nhân trước khi chết có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; người thừa kế chó thể hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

    Con nuôi có được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi không?

    Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế. Con nuôi có quyền được hưởng thừa kế của người để lại di sản thừa kế là cha nuôi, mẹ nuôi. Một người con nuôi có thể hưởng các phần di sản thừa kế của cha nuôi, mẹ nuôi thông qua di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi để lại di chúc.

    Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

    Do đó, người để lại di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế…

    Đồng thời, trong khi lập di chúc, người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Do đó, có thể khẳng định, trong trường hợp cha mẹ nuôi để lại di sản của mình cho con nuôi trong di chúc hợp pháp thì người con nuôi hoàn toàn được toàn quyền hưởng thừa kế.

    Theo di chúc của người để lại di sản một người con nuôi có thể hưởng toàn bộ di sản, một phần di sản hoặc không được hưởng phần di sản nào hết. Việc người con nuôi có được hưởng di sản thừa kế hay không phải phụ thuộc vào nội dung di chúc mà cha nuôi, mẹ nuôi để lại.

    Tuy nhiên đối với trường hợp người con nuôi là con chưa thành niên, con thành niên mà không có khả năng lao động thì sẽ được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Những người này sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

    Lưu ý: Trường hợp người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc không được áp dụng đối với trường hợp người này không được hưởng di sản theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp hưởng di sản thừa kế theo pháp luật:

    Căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 các trường hợp sau đây sẽ áp dụng chia thừa kế theo pháp luật

    • Không có di chúc;
    • Di chúc không hợp pháp;
    • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
    • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
    • Trong một số trường hợp di sản thừa kế có thể được chia theo cả di chúc và theo pháp luật.

    Theo đó, tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, quy định:

    - Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    + Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    + Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    + Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Có thể thấy, nếu di sản được chia theo pháp luật thì con nuôi là một trong những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người có di sản.

    Do đó, nếu không thuộc các trường hợp không được hưởng thừa kế theo pháp luật như bị truất quyền thừa kế, từ chối nhận di sản thừa kế, người không được quyền hưởng di sản… thì con nuôi hoàn toàn được quyền hưởng di sản thừa kế của cha, mẹ nuôi.

    Tuy nhiên, trường hợp người con nuôi chết trước hoặc cùng một thời điểm với cha nuôi, mẹ nuôi để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Lưu ý: Con nuôi cũng có quyền hưởng thừa kế kế vị đối với phần di sản mà cha nuôi, mẹ nuôi của mình đáng ra được hưởng nếu không chết.

    Thế nào là con nuôi hợp pháp theo quy định pháp luật:

    Căn cứ theo Khoản 1, 2, 3, 5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định và giải thích các khái niệm chung về nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, con nuôi và con nuôi có yếu tố nước ngoài cụ thể là:

    – Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

    – Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

    – Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

    – Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.

    Như vậy, Luật nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành không có khái niệm cụ thể về con nuôi hợp pháp mà chỉ giải thích khái niệm về con nuôi, đồng thời, cũng không giải thích cụ thể thế nào là con nuôi hợp pháp.

    Đồng thời, căn cứ vào Điều 9 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về việc Đăng ký nhận con nuôi:

    Theo quy định tại Điều 9 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì việc nhận con nuôi phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền như sau:

    – Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.

    – Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

    – Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.

    Như vậy, để được công nhận là con nuôi hợp pháp thì việc nhận con nuôi phải được thực hiện theo đúng quy định. Khi đó, con nuôi mới có quyền thừa kế ngang hàng với con ruột, con nuôi hợp pháp có thể được hiểu là người được nhận làm con nuôi theo những trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật, có đủ điều kiện để được nhận làm con nuôi và xác lập quan hệ cha mẹ con theo quy định pháp luật.

    Điều kiện để công nhận con nuôi hợp pháp:

    Để được xác lập quan hệ con nuôi và mẹ nuôi hợp pháp theo quy định thì người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau:

    * Điều kiện của người nhận con nuôi

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

    - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

    - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

    - Có tư cách đạo đức tốt.

    Lưu ý: Tại khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định: Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần các điều kiện:

    - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

    - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

    Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định những người sau đây không được nhận con nuôi:

    - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

    - Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

    - Đang chấp hành hình phạt tù;

    - Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

    con nuoi co duoc huong di san thua ke khong

    * Điều kiện của người được nhận làm con nuôi

    - Trẻ em dưới 16 tuổi

    - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

    + Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

    - Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

    Như vậy, để được công nhận là con nuôi hợp pháp thì việc nhận con nuôi phải được thực hiện theo đúng quy định. Khi đó, con nuôi mới có quyền thừa kế ngang hàng với con ruột.

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.

     

    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioisaigon.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới