Các bước mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng tránh rủi ro

15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
0939 858 898
luatsucncvietnam@gmail.com
Các bước mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng tránh rủi ro
Ngày đăng: 27/07/2024

    Việc thế chấp tài sản là nhà đất để vay vốn Ngân hàng hiện nay diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên có ít người biết được về tính hợp pháp của việc mua bán nhà đất đang thế chấp ngân hàng. Đồng thời, lúc này họ cũng cần biết về thủ tục mua bán nhà đang thế chấp này. Hiểu được vấn đề đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn thủ tục mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng cụ thể trong bài viết sau đây.

    huong-dan-thu-tuc-mua-ban-nha-dat-dang-the-chap-tai-ngan-hang-1

    Có được mua bán nhà đất đang thế chấp ngân hàng không?

    Theo quy định tại Điều 320 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên thế chấp như sau:

    “1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

    3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

    4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

    6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

    7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.

    8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.”

    Theo đó, tại khoản 5 Điều 321 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

    “5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.”

    Như vậy, theo quy định của pháp luật thì đất đang được thế chấp tại ngân hàng sẽ không được phép bán, trừ trường hợp  ngân hàng đồng ý để bạn thực hiện giao dịch bán thì bạn mới được phép bán nhà đất đó.

    Vì vậy, để thực hiện việc mua bán nhà đất tại ngân hàng một cách an toàn, tránh các tranh chấp phát sinh xảy ra thì bên mua và bên bán cần thỏa thuận với ngân hàng và ký biên bản thỏa thuận về việc thanh toán khoản tiền vay để rút giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất về sau đó thực hiện hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng.

    huong-dan-thu-tuc-mua-ban-nha-dat-dang-the-chap-tai-ngan-hang

    Thủ tục mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng

    Bước 1: Tiến hành ký cam kết 3 bên gồm bên mua nhà, bên bán nhà và ngân hàng về việc thanh toán tiền mua nhà giữa hai bên mua bán và bên bán nhà thanh toán khoản nợ vay với ngân hàng, cam kết này phải có chữ kí của 3 bên, có công chứng chứng thực. Theo đó, bên mua sẽ thanh toán cho ngân hàng một khoản tiền bằng tiền mua nhà đất vào tài khoản tại ngân hàng.

    Ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán cả gốc lẫn lãi của khoản vay, sau đó tiến hành giải chấp nhà đất đang thế chấp và đưa sổ cùng số tiền thừa (nếu có) cho bên bán.

    Bước 2: Bên mua và bên bán cùng nhau ra văn phòng công chứng để lập hợp đồng mua bán nhà đất.

    Hai bên cần mang theo các giấy tờ như: CMND/CCCD, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy xác nhận tình trạng độc thân hoặc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

    Bước 3: Nộp thuế thu nhập cá nhân và các khoản thuế trước bạ tại chi cục thuế nơi có bất động sản.

    Bước 4: Thực hiện thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai

    Hồ sơ sang tên bao gồm các giấy tờ sau:

    - Hợp đồng mua bán công chứng

    - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    - Tờ khai thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ

    - CMND/CCCD, sổ hộ khẩu

    - Đơn đề nghị đăng ký biến động

    - Đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    huong-dan-thu-tuc-mua-ban-nha-dat-dang-the-chap-tai-ngan-hang-2

    Chồng chết không để lại di chúc thì vợ có được quyền mua bán thế chấp nhà đất là tài sản chung không?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết như sau:

    “2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.”

    Như vậy, nếu nhà đất là tài sản chung của vợ chồng thì khi chồng mất không để lại di chúc người vợ sẽ được sở hữu 1/2 giá trị nhà đất vì đây là tài sản chung của vợ chồng.

    Đồng thời, căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì một nửa giá trị còn lại của nhà đất được coi là di sản thừa kế của người chồng. Trong trường hợp chồng chết không để lại di chúc, thì sẽ được chia theo pháp luật.

    Theo đó, khi chồng chết, thì người vợ, các con và bố mẹ chồng đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và có quyền nhận phần di sản thừa kế như nhau. Một nửa giá trị nhà đất là di sản thừa kế của người chồng sẽ được chia đều cho vợ, các con và bố mẹ chồng nếu còn sống.

    Khi đó, người vợ không có quyền định đoạt với 1/2 nhà đất của người chồng để lại vì quyền này thuộc về tất cả các đồng thừa kế. Do đó, khi chồng chết để bán được tài sản này trước hết người vợ phải đi thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế. Sau khi thực hiện xong thủ tục này, đã cập nhật đăng ký biến động do thừa kế cho những người thừa kế theo sự thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới được đứng ra ký bán nhà đất cho người khác. Trong trường hợp người vợ được thừa kế toàn bố tài sản theo thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc được ủy quyền đứng ra định đoạt toàn bộ tài sản này thì mới được quyền ký bán cho người khác. Ngược lại trong trường hợp tất cả những người thừa kế đồng sở hữu tài sản này thì phải cần có sự đồng ý của tất cả những người này thì mới bán tài sản cho người khác được.

     

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.

     

    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioisaigon.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới