Có được lấy lí do mang thai để sa thải người lao động không?

15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
0939 858 898
luatsucncvietnam@gmail.com
Có được lấy lí do mang thai để sa thải người lao động không?
Ngày đăng: 24/03/2025

    mang thai bi duoi viec

    Vừa qua chúng tôi có nhận được một số câu hỏi từ các bạn đọc giả với nội dung như sau: “Tôi vừa ký hợp đồng lao động chính thức với công ty thì mới phát hiện mình mang thai, vậy công ty có vì lý do tôi mang thai mà sa thải tôi không?”. Pháp luật hiện hành không có quy định về việc ký hợp đồng lao động bao lâu thì được mang thai. Việc mang thai là quyền tự do cá nhân của người lao động. Việc mang bầu, có con là quyền cá nhân của người lao động, không ai được phép ngăn cản quyền mang thai của người lao động. Do đó, lao động nữ được phép mang thai bất kỳ lúc nào theo ý muốn của họ (không liên quan đến việc đã làm tại công ty bao lâu). Để giải đáp thắc mắc trên, kính mời anh/chị và các bạn cùng theo dõi bài viết bên dưới của chúng tôi nhé:

    mang thai bi duoi viec 2

    Các trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động?

    Theo quy định tại Điều 125 Bộ Luật Lao động 2019 (sau đây gọi tắt là BLLĐ 2019), người sử dụng lao động có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động khi có hành vi vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lợi ích và hoạt động của công ty. Cụ thể, các hành vi sau đây sẽ bị xử lý kỷ luật sa thải:

    Thứ nhất, nếu người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, hoặc tham gia vào các hành vi vi phạm pháp luật khác như đánh bạc, cố ý gây thương tích, hay sử dụng ma túy tại nơi làm việc (theo khoản 1 Điều 125 BLLĐ 2019): theo đó những hành vi này không chỉ vi phạm các quy định pháp luật mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường làm việc và an toàn của tất cả các thành viên trong tổ chức.

    Thứ hai, việc tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, hoặc có các hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản và lợi ích của người sử dụng lao động là hành vi nghiêm trọng. Ngoài ra, hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc cũng được coi là một vi phạm lớn, ảnh hưởng đến sự an toàn và tôn trọng trong môi trường làm việc, và nếu có thể, sẽ dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động. (theo khoản 2 Điều 125 BLLĐ 2019).

    Thứ ba, người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật: theo đó người lao động sẽ bị sa thải nếu tái phạm trong thời gian chưa hết hiệu lực của quyết định kỷ luật trước đó, chẳng hạn như khi đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức, nhưng vẫn tiếp tục có hành vi vi phạm. Hành vi tái phạm có thể được hiểu là việc người lao động lặp lại những vi phạm đã bị xử lý mà chưa được xóa kỷ luật, cho thấy sự thiếu trách nhiệm và thái độ coi thường các quy định của công ty (theo khoản 3 Điều Điều 125 BLLĐ 2019).

    Thứ tư, người lao động sẽ bị sa thải nếu có hành vi tự ý bỏ việc trong thời gian dài mà không có lý do chính đáng. Cụ thể, nếu người lao động bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày, mà không có lý do chính đáng, sẽ bị coi là vi phạm nghiêm trọng và có thể bị sa thải. Các lý do chính đáng có thể bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, hoặc bản thân hoặc thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, hoặc những lý do khác được quy định trong nội quy lao động của công ty (theo khoản 4 Điều 125 BLLĐ 2019).

    Như vậy, các hành vi vi phạm nghiêm trọng này đều gây ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động bình thường của công ty và uy tín của người lao động, do đó, hình thức xử lý kỷ luật sa thải là cần thiết để bảo vệ quyền lợi và trật tự trong môi trường làm việc.

    Có được xử lý kỷ luật sa thải đối với lao động nữ đang mang thai không?

    Như vậy, theo phân tích ở trên thì nếu người lao động có hành vi vi phạm Điều 125 BLLĐ 2019 gây ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động bình thường của công ty và uy tín của người lao động, do đó, hình thức xử lý kỷ luật sa thải là cần thiết để bảo vệ quyền lợi và trật tự trong môi trường làm việc.

    Tuy nhiên, căn cứ tại khoản 4 Điều 122 BLLĐ 2019 quy định về những trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động, cụ thể như sau:

    “4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

    a. Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

    b. Đang bị tạm giữ, tạm giam;

    c. Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

    d. Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

    Như vậy, trong trường hợp bạn vi phạm nội quy lao động và thuộc một trong các trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải, nhưng bạn đang mang thai nên theo quy định thì người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động có thai, nghỉ thai sản và nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    Có được lấy lí do mang thai để sa thải người lao động không?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 137 BLLĐ 2019 quy định về việc bảo vệ thai sản như sau:

    “3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

    Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.”

    mang thai bi duoi viec 1

    Như vậy, theo quy định ở trên, thì người sử dụng lao động không được phép lấy lí do mang thai để sa thải người lao động trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

    Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

    Mức phạt hành chính cho hành vi lấy lí do mang thai để sa thải người lao động là bao nhiêu?

    Căn cứ theo điểm i khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi lấy lý do mang thai để sa thải người lao động như sau:

    “i) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;”

    Như vậy, mức phạt hành chính cho hành vi lấy lí do mang thai để sa thải người lao động là từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc theo điểm c khoản 3 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

    Mức phạt hành chính quy định ở trên là mức phạt dành cho cá nhân vi phạm. Mức phạt hành chính đối với tổ chức vi phạm gấp 02 lần mức phạt quy định ở trên theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.

     

    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioisaigon.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới