Trong cuộc sống hàng ngày, không hiếm những mâu thuẫn, va chạm dẫn đến xô xát và hậu quả là người khác bị thương tích. Khi đó, việc giám định tỷ lệ thương tật là yếu tố quan trọng để xác định mức độ nghiêm trọng và căn cứ xử lý hành vi vi phạm. Một câu hỏi thường được đặt ra là: “Giám định tỷ lệ thương tích 5% có đi tù tội cố ý gây thương tích không?" Cùng theo dõi video sau đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Ai có quyền yêu cầu giám định thương tích khi bị đánh?
Căn cứ theo Điều 205, Điều 207 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người có quyền yêu cầu giám định thương tích như sau:
- Đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định hoặc xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định trưng cầu giám định;
- Đối với các trường hợp còn lại, đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Vai trò của giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với tội cố ý gây thương tích
Giám định tỉ lệ tổn thương cơ thể là quá trình xác định mức độ tổn hại sức khỏe của một người do tác động từ bên ngoài, thường là do hành vi cố ý gây thương tích. Kết quả giám định này là căn cứ quan trọng để cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, từ đó đưa ra quyết định khởi tố, truy tố và xét xử. Cụ thể kết quả giám định có vai trò sau:
- Giám định thương tích giúp xác định chính xác mức độ tổn hại sức khỏe của nạn nhân, từ đó làm rõ hành vi phạm tội của người gây thương tích.
- Kết quả giám định là căn cứ để xác định khung hình phạt phù hợp, đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật.
- Trong trường hợp nạn nhân có yêu cầu bồi thường thiệt hại, kết quả giám định thương tích là căn cứ để xác định mức bồi thường hợp lý.
Các khung hình phạt của tội cố ý gây thương tích
Tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với các khung hình phạt sau:
* Khung 1:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
- Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
- Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Phạm tội đối với 02 người trở lên;
- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
- Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
- Có tính chất côn đồ;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
* Khung 2:
Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm nếu:
- Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
- Gây thương tích cho 02 người trở lên, mỗi người từ 11% đến 30%.
- Phạm tội 02 lần trở lên.
- Tái phạm nguy hiểm.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017.
* Khung 3:
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu:
- Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên thuộc trường hợp tại điểm b khoản 4 Điều này;
- Gây thương tích cho 02 người trở lên, mỗi người từ 31% đến 60%.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
* Khung 4:
Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm nếu:
- Làm chết người.
- Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
* Khung 5:
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu:
- Làm chết 02 người trở lên.
- Gây thương tích cho 02 người trở lên, mỗi người 61% trở lên và thuộc các trường hợp nêu trên.
Ngoài ra, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Giám định tỷ lệ thương tích 5% có đi tù tội cố ý gây thương tích không?
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ khi tỷ lệ thương tích từ 11% trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 người có hành vi cố ý gây thương tích 5% vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
- Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
- Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
- Có tính chất côn đồ;
- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Như vậy, trong trường hợp kết quả giám định tỷ lệ thương tích của người bị hại là 5% thì người phạm tội vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích nếu hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Gây thương tích được bị hại bãi nại thì có bị khởi tố tội cố ý gây thương tích không?
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì sẽ có những trường hợp mặc dù có dấu hiệu tội phạm nhưng hành vi đó vẫn sẽ không bị khởi tố nếu không có yêu cầu của người bị hại. Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về các tội phạm khác khởi tố theo yêu cầu của bị hại, cụ thể như sau:
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 Bộ luật hình sự 2015).
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135 Bộ luật hình sự 2015).
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 Bộ luật hình sự 2015).
- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138 Bộ luật hình sự 2015).
- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139 Bộ luật hình sự).
- Tội hiếp dâm (Điều 141 Bộ luật hình sự 2015).
- Tội cưỡng dâm (Điều 143 Bộ luật hình sự 2015).
- Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật hình sự).
- Tội vu khống (Điều 156 Bộ luật hình sự).
Theo đó, về nguyên tắc những tội danh trên chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của họ khi hành vi có dấu hiệu phạm tội thuộc khung 1 của tội danh được quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Việc rút đơn yêu cầu khởi tố phải trên tinh thần tự nguyện, không có dấu hiệu của sự ép buộc hay cưỡng bức.
Như vậy, theo quy định trên thì tội cố ý gây thương tích là một trong những tội danh chỉ khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nếu bị hại rút đơn bãi nại thì vụ án sẽ được đình chỉ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, Cơ quan Cảnh sát điều tra chỉ không tiến hành khởi tố vụ án trong trường hợp bị hại bãi nại khi và chỉ khi hành vi có dấu hiệu phạm tội của bị can thuộc khung 1 của tội danh cố ý gây thương tích này.
Do đó, nếu sau quá trình xác minh, điều tra mà Cơ quan Cảnh sát điều tra nhận định rằng hành vi có dấu hiệu phạm tội của bị can thuộc các khung khác (ngoài khung 1) của tội cố ý gây thương tích thì lúc này việc bị hại bãi nại vẫn sẽ không ảnh hưởng đến quá trình tố tụng hình sự của vụ án, tức người phạm tội vẫn sẽ bị khởi tố theo quy định của pháp luật.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồng, soạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898
Website: luatsugioisaigon.vn
Email: luatsucncvietnam@gmail.com