Tội sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng, tội nào nặng hơn?

15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
0939 858 898
luatsucncvietnam@gmail.com
Tội sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng, tội nào nặng hơn?
Ngày đăng: 16/04/2025

    san xuat hang gia

    Ngày 4/4/2025, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt và một số công ty, xảy ra tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, bị can Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt); Lê Tuấn Linh, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt; Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs, cổ đông, thành viên HĐQT Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt); Lê Thành Công (cổ đông, thành viên HĐQT Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt) bị khởi tố về tội “Lừa dối khách hàng", quy định tại Khoản 2, Điều 198 Bộ luật Hình sự năm 2015. Từ đó nhiều đọc giả đã thắc mắc rằng, tội sản xuất hàng giả và tội lừa dối khách hàng thì tội nào nặng hơn, và mức phạt như thế nào? Để làm rõ vấn đề trên, kính mời anh/chị và các bạn cùng theo dõi bài viết bên dưới của chúng tôi nhé.

    san xuat hang gia 1

    Sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng được hiểu như thế nào?

    Hiện tại, không có quy định vào giải thích cụ thể khái niệm sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản:

    - Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra, chế tạo hoặc tái chế các sản phẩm có hình thức, nhãn mác, bao bì… giống hoặc tương tự như hàng thật của các thương hiệu, doanh nghiệp khác, nhằm lừa dối người tiêu dùng và thu lợi bất chính.

    - Lừa dối khách hàng là hành vi của người bán hoặc người cung cấp dịch vụ dùng thủ đoạn gian dối trong việc cân, đo, đong, đếm hoặc chất lượng, chủng loại, số lượng, giá cả, xuất xứ... của hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm lừa gạt niềm tin của khách hàng.

    Và căn cứ quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành (Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung) thì:

    - Tội lừa dối khách hàng được quy định tại Điều 198 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017;

    - Tội sản xuất hàng giả (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm) được quy định tại Điều 193 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

    Khi nào thì người thực hiện hành vi phạm tội lừa dối khách hàng và khi nào thì phạm tội sản xuất hàng giả:

    Đối với tội lừa dối khách hàng:

    Căn cứ theo Điều 198 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, thì các yếu tố để cấu thành tội lừa dối khách hàng, cụ thể như sau:

    Khách thể của tội phạm: Tội lừa dối khách hàng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, uy tín của doanh nghiệp.

    Mặt khách quan của tội phạm: được thể hiện ở hành vi gian dối trong bán hàng, kinh doanh dịch vụ nhằm thu lợi bất chính như cân, đong, đo, đếm sai; cố ý tính tiền sai; hàng chất lượng kém nhưng bán theo giá hàng chất lượng tốt; cố tình thay thế phụ tùng có giá trị thấp…làm cho khách hàng phải thanh toán số lượng tiền nhiều hơn giá trị hàng hóa, dịch vụ thực tế. Tội phạm được coi là hoàn thành nếu gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

    Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi lừa dối khách hàng của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi vẫn cố tình thực hiện tội phạm. Động cơ phạm tội là vụ lợi và mục đích nhằm thu lợi bất chính.

    Chủ thể của tội phạm: là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Đó có thể là người có những quyền hạn nhất định như nhân viên bán hàng, các kỹ thuật viên làm dịch vụ sửa chữa hoặc người bán hàng, kinh doanh tự do.

    Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm:

    Căn cứ theo Điều 193 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, thì các yếu tố để cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, cụ thể như sau:

    Khách thể của tội phạm: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chính sách quản lý thị trường của nhà nước.

    Mặt khách quan của tội phạm:

    Về hành vi: Buôn bán hàng giả là hành vi sử dụng hàng giả để bán lại cho người tiêu dùng để kiếm lời. Người bán hàng giả có thể có được hàng giả này từ nhiều nguồn chẳng hạn như là tự sản xuất hàng giả để bán; mua lại hàng giả để bán; nhặt được, xin được hàng giả rồi dùng để bán lại; dùng một lại hàng hóa khác để đổi lấy hàng giả, hoặc ngược lại dùng hàng giả để trao đổi lấy một loại hàng hóa khác..

    Về mục đích: Bán hàng giả để thu được lợi nhuận cao.

    Về hậu quả: Buôn bán hàng giả gây ra rất nhiều thiệt hại cho xã hội kể cả thiệt hại về vật chất cũng như là phi vật chất. Chẳng hạn như là việc bán hàng giả đầu tiên sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể là cả tính mạng của người trực tiếp sử dụng sản phẩm, gây mất lòng tin của người tiêu dùng đối với các nhãn hàng trên thị trường, đối với các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có thể bị thiệt hại về uy tín, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của họ…, đối với việc quản lý của Nhà nước đối với thị trường lưu thông hàng hóa cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

    Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả  của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi vẫn cố tình thực hiện tội phạm. Động cơ phạm tội là vụ lợi và mục đích nhằm thu lợi bất chính.

    Chủ thể của tội phạm: là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

    Tội sản xuất hàng giả (Điều 193) và tội lừa dối khách hàng (Điều 198) : tội nào nặng hơn?

    (1) Tội lừa dối khách hàng: Căn cứ theo Điều 198 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về từng khung hình phạt cụ thể như sau:

    Khung 1: Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

    - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    - Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

    Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    - Có tổ chức;

    - Có tính chất chuyên nghiệp;

    - Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    - Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    (2) Tội sản xuất hàng giả (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm)

    san xuat hang gia 2

    Căn cứ theo Điều 193 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về từng khung hình phạt cụ thể như sau:

    Khung 1: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

    Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    - Có tổ chức;

    - Có tính chất chuyên nghiệp;

    - Tái phạm nguy hiểm;

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    - Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    - Buôn bán qua biên giới;

    - Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    - Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    - Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    - Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    - Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

    - Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

    - Làm chết người;

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

    Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    - Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;

    - Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

    - Làm chết 02 người trở lên;

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt như sau:

    - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

    - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

    - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

    - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

    - Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

    Như vậy, so sánh khung hình phạt của 2 tội được nêu ở trên thì có thể thấy tùy vào tính chất, tình tiết phạm tội mà mỗi hành vi vi phạm sẽ có một mức án khác nhau.

    Tuy nhiên, đối với tội lừa dối khách hàng thì mức phạt nhẹ nhất là bị phạt cảnh cáo và nặng nhất là phạt tù 05 năm. Trong khi đó tội sản xuất hàng giả mức phạt cao nhất có thể lên đến tù chung thân.

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.

     

    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioisaigon.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới