Những ngày qua, dư luận tại tỉnh Quảng Nam và cả nước xôn xao trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội về một người mẹ ở tỉnh Quảng Nam ra tay sát hại con để trục lợi bảo hiểm., điều này đã tạo ra làn sóng gây gắt với hành vi đó trong suốt những ngày qua. Tối 5/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam T.T.T.N để điều tra tội Giết người. Và khi đó, nhiều đọc giả đã có thắc mắc rằng: “Mức án nào dành cho người mẹ đã giết chính con ruột của mình”. Để giải đáp thắc mắc trên, kính mời anh/chị và các bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của chúng tôi nhé.
Bắt giam người mẹ ở Quảng Nam nghi giết con trai để trục lợi bảo hiểm:
[Theo Báo Lao Động] Tối 5/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Tô Thị Ty Na để điều tra tội Giết người.
Sáng 6.4, trao đổi với báo chí, Đại tá Nguyễn Hà Lai - Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam - khẳng định: “Toàn bộ tài liệu, chứng cứ cơ quan điều tra thu thập được đã chứng minh bà Tô Thị Ty Na (44 tuổi, trú ở khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình) là người gây ra cái chết của cháu Nguyễn Văn Hoàng (SN 2017), con trai ruột của bà”.
Theo hồ sơ, tối 2.1.2023, cháu Hoàng được phát hiện tử vong trong tư thế úp mặt vào thùng nước trong nhà vệ sinh. Vào thời điểm đó, Công an huyện Thăng Bình đã điều tra nhưng không xác định được nguyên nhân cụ thể, nên vụ án bị tạm đình chỉ.
Tuy nhiên, sau khi Bộ Công an chỉ đạo rà soát các vụ án tạm đình chỉ, hồ sơ được chuyển lên cấp tỉnh để tiếp tục xử lý. Qua quá trình thu thập chứng cứ, đấu tranh, cơ quan điều tra kết luận bà Ty Na đã sát hại con trai mình, với mục đích trục lợi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Không chỉ dừng lại ở vụ án của cháu Hoàng, cơ quan điều tra cũng đang tiếp tục làm rõ cái chết của cháu Nguyễn Văn Hiếu (SN 2019) - con trai út của bà Ty Na - xảy ra vào tháng 5.2021, cũng với tình tiết tương tự là “ngã vào xô nước”.
Đại tá Nguyễn Hà Lai cho biết: “Chúng tôi đang mở rộng điều tra cái chết của cháu nhỏ trước đó, để làm rõ bản chất vụ việc. Khi có kết luận chính thức, sẽ cung cấp thêm thông tin cho báo chí”.
Theo quy định pháp luật hiện hành, mẹ giết con bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định về tội Giết người, cụ thể như sau:
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, trường hợp mẹ giết con có thể xét phạm Tội Giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 nêu trên (trừ trường hợp quy định tại Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015). Trong đó, đối với mức phạt nhẹ nhất là phạt tù 07 năm và cao nhất là 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội này cũng sẽ bị phạt tù từ 01 - 05 năm.
Ngoài ra, người phạm tội bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Và trong trường hợp người mẹ ở Quảng Nam đã ra tay sát hại con mình khi bé 6 tuổi thì có thể đối diện với khung hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Những hành vi trục lợi bảo hiểm xảy ra trong đời sống xã hội không ít, tuy nhiên hành vi sát hại con mình đẻ ra để được hưởng bảo hiểm nhân thọ thì đây là hành vi xưa nay hiếm và vô cùng tàn nhẫn, mất nhân tính, vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội và vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền trẻ em, quyền được sống của con người nên người này sẽ phải chịu chế tài nghiêm khắc.
Trường hợp mẹ giết con mới đẻ thì bị xử lý thế nào?
Căn cứ tại Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ như sau:
“Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Theo đó, người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trách nhiệm bồi thường khi giết người thế nào?
Tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe… của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo đó, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời dựa trên thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường (bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc), về phương thức bồi thường (một lần hoặc nhiều lần)…
Trong các vụ án giết người, tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm gồm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại…;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.
Trường hợp không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần sẽ do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồng, soạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898
Website: luatsugioisaigon.vn
Email: luatsucncvietnam@gmail.com