Hướng dẫn soạn đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã năm 2024

15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
0939 858 898
luatsucncvietnam@gmail.com
Hướng dẫn soạn đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã năm 2024
Ngày đăng: 20/11/2024

    huong dan viet don de nghi hoa giai tranh chap dat dai

    Tranh chấp đất đai là những mâu thuẫn giữa những người sử dụng đất với nhau mà họ cho rằng, quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Và khi các bên không thể tự tiến hành thỏa thuận và thương lượng với nhau được thì phải gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai đến UBND cấp xã nơi có đất xảy ra tranh chấp. Bài viết này, chúng tôi xin gửi đến quý đọc giả: “Cách soạn đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã”. Kính mời anh/chị và các bạn cùng theo dõi video bên dưới của chúng tôi nhé.  

    huong dan viet don hoa giai tranh chap dat dai - 1

    Tranh chấp đất đai là gì?

    Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.

    - Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp;

    - Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai;

    - Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà Nước.

    Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.

    Hòa giải tranh chấp đất đai được hiểu như thế nào? 

    Hòa giải tranh chấp đất đai là quá trình mà các bên liên quan tự nguyện tham gia để tìm kiếm một giải pháp chung và thỏa đáng cho tranh chấp dưới sự hỗ trợ của một người hòa giải. Người hòa giải đóng vai trò trung gian, giúp các bên thương lượng và đạt được thỏa thuận thông qua việc đối thoại và hỗ trợ giải quyết các vấn đề mâu thuẫn một cách công bằng và hợp lý. 

    Mục tiêu của hòa giải tranh chấp đất đai là giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và dân chủ, giúp các bên đạt được thỏa thuận mà không cần phải nhờ đến quyết định của Tòa án. Việc hòa giải không chỉ giúp giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả mà còn góp phần giảm tải công việc cho Tòa án, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống pháp lý. Hòa giải cũng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên liên quan, vì quá trình này thường diễn ra nhanh chóng hơn so với các thủ tục tố tụng tại Tòa án, đồng thời giảm bớt các chi phí pháp lý và tranh chấp kéo dài.

    Như vậy, hòa giải tranh chấp đất đai là một phương thức hiệu quả và thực tiễn để giải quyết các mâu thuẫn về đất đai, giúp các bên đạt được thỏa thuận đồng thuận và tiết kiệm tài nguyên xã hội. Quy trình hòa giải mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho các bên liên quan mà còn cho hệ thống pháp lý và cộng đồng xã hội.

    Viết đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai như thế nào là đầy đủ và chính xác nhất theo quy định của pháp luật: 

    Căn cứ theo khoản 47 Điều 3 Luật Đất đai 2024 có quy định về tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tại Điều 235 Luật Đất đai năm 2024 quy định: “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại hoặc cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật.

    2. Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại Điều 236 của Luật này, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.”. 

    Như vậy, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải với nhau. Trước khi yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền can thiệp giải quyết theo quy định của Điều 236 Luật Đất đai 2024 thì phải thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Khi yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai thì người yêu cầu phải làm đơn nộp đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Hiện nay pháp luật không quy định mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, anh/chị và các bạn có thể tham khảo mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tại đây

    Viết đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai như thế nào là đúng và đầy đủ theo quy định? Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn quý anh/chị cách soạn đơn hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định mới nhất hiện nay nhé.

     - Phần “Kính gửi”: Ủy ban nhân dân cộng tên xã, phường, thị trấn nơi có đất xảy ra tranh chấp. (Ví dụ: Ủy ban nhân dân Phường 5, Quận X, Thành phố Y).

    - Phần “Thông tin về người làm đơn”: Ghi đầy đủ thông tin như họ và tên, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên lạc của người làm đơn yêu cầu để Cơ quan có thẩm quyền có thể liên hệ một cách dễ dàng và nhanh chóng. 

    - Phần “Trình bày sự việc”: Người viết đơn phải thuật lại sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai giữa các bên tranh chấp đất đai theo tiến trình thời gian (thứ tự trước sau); nêu rõ hành vi của người khác dẫn tới tranh chấp như lấn, chiếm (nếu có); nêu sự việc đã tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải viên tại cơ sở (nếu có).

    - Phần “Yêu cầu giải quyết”: Tùy thuộc vào loại tranh chấp trên thực tế mà người viết đơn nêu yêu cầu tương ứng, nhưng hầu hết đều có yêu cầu tổ chức hòa giải để xác định diện tích đất tranh chấp thuộc về ai (xác định ai có quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tranh chấp).

    Lưu ý: Trên thực tế, xảy ra nhiều tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, thì loại tranh chấp này giải quyết theo quy định pháp luật dân sự về chia di sản thừa kế. 

    - Phần “Tài liệu kèm theo (nếu có)”: Thường là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng), hợp đồng chuyển nhượng quyền xử dụng đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất khác, văn bản ghi nhận ý kiến của người biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất.

    Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện như thế nào: 

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024Điều 105 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND được thực hiện như sau: 

    huong dan viet don hoa giai tranh chap dat dai - 2

    Bước 1: Nộp đơn đề nghị hòa giải

    Đầu tiên, khi các bên có tranh chấp đất đai muốn thực hiện hòa giải, họ phải lập đơn đề nghị hòa giải và gửi đến UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có thẩm quyền giải quyết. Đơn đề nghị hòa giải này phải được lập một cách rõ ràng và chi tiết, bao gồm các thông tin cơ bản như:

    - Thông tin cá nhân của các bên tranh chấp (họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc..).

    - Thông tin về mảnh đất đang có tranh chấp (vị trí, diện tích, giấy tờ liên quan...).

    - Nội dung tranh chấp cụ thể (mô tả tình trạng tranh chấp, nguyên nhân, thời gian xảy ra tranh chấp...).

    - Lý do yêu cầu hòa giải và mong muốn của các bên trong việc giải quyết tranh chấp.

    Việc lập đơn đề nghị một cách chính xác và đầy đủ sẽ giúp cơ quan chức năng hiểu rõ hơn về tình hình tranh chấp và có cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo.

    Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý đơn đề nghị hòa giải

    Sau khi nhận được đơn đề nghị hòa giải, UBND cấp xã, phường, thị trấn sẽ tiến hành xem xét kỹ lưỡng nội dung của đơn. Cụ thể, cơ quan này sẽ kiểm tra xem đơn có đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hay không, bao gồm:

    - Đơn có đầy đủ thông tin cần thiết không?

    - Tranh chấp đất đai có thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã, phường, thị trấn hay không?

    - Các bên tranh chấp có thực sự mong muốn hòa giải không?

    Nếu đơn đề nghị hòa giải đủ điều kiện, UBND cấp xã, phường, thị trấn sẽ thụ lý vụ việc và ban hành quyết định thụ lý chính thức. Quyết định này là một văn bản xác nhận rằng UBND đã chấp nhận giải quyết tranh chấp và sẽ tiến hành các bước tiếp theo trong quy trình hòa giải.

    Bước 3: Triệu tập các bên tham gia hòa giải

    Sau khi quyết định thụ lý được ban hành, UBND cấp xã, phường, thị trấn sẽ ban hành quyết định triệu tập các bên tham gia hòa giải. Quyết định triệu tập này là một văn bản chính thức được gửi đến tất cả các bên liên quan, thông báo về thời gian, địa điểm và các yêu cầu cụ thể cho phiên hòa giải. Quyết định triệu tập bao gồm:

    - Thời gian và địa điểm cụ thể của phiên hòa giải.

    - Yêu cầu các bên chuẩn bị tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc tranh chấp.

    - Thông báo về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình hòa giải.

    Mục tiêu của bước này là đảm bảo tất cả các bên đều có mặt và chuẩn bị đầy đủ để tham gia vào quá trình hòa giải một cách hiệu quả và đúng thời gian quy định.

    Bước 4: Tiến hành hòa giải

    Trong phiên hòa giải, người hòa giải chủ trì sẽ tiến hành các hoạt động hòa giải giữa các bên tranh chấp. Người hòa giải có trách nhiệm:

    - Nghe và ghi nhận ý kiến của các bên về vấn đề tranh chấp.

    - Phân tích tình huống và đưa ra các đề xuất giải quyết hợp lý, dựa trên nguyên tắc khách quan, trung lập, công bằng và tôn trọng ý kiến của các bên.

    - Hướng dẫn các bên thảo luận, thương lượng để tìm ra giải pháp đồng thuận.

    Quá trình hòa giải cần được thực hiện một cách cởi mở, minh bạch, nhằm hướng tới việc tìm ra giải pháp hợp lý và chấp nhận được cho tất cả các bên, đồng thời tránh được việc phải đưa vụ việc ra tòa án, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên liên quan.

    Bước 5: Lập biên bản hòa giải

    Nếu quá trình hòa giải diễn ra thành công, người hòa giải sẽ lập biên bản hòa giải. Biên bản hòa giải là một tài liệu quan trọng, trong đó ghi rõ:

    - Thông tin của các bên tham gia hòa giải.

    - Nội dung của tranh chấp và quá trình hòa giải.

    - Các thỏa thuận đạt được giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp.

    - Cam kết của các bên về việc thực hiện các thỏa thuận đã đạt được.

    Biên bản hòa giải phải được ký tên và đóng dấu bởi các bên liên quan và người hòa giải, nhằm xác nhận tính chính xác và ràng buộc của các thỏa thuận đã được thống nhất. Biên bản này sẽ là cơ sở pháp lý cho các bên thực hiện cam kết của mình.

    Bước 6: Ban hành quyết định công nhận hòa giải

    Cuối cùng, sau khi biên bản hòa giải được lập, UBND cấp xã, phường, thị trấn sẽ ban hành quyết định công nhận kết quả hòa giải. Quyết định này có hiệu lực pháp luật và phải được các bên liên quan tuân thủ và thực hiện. Quyết định công nhận hòa giải bao gồm:

    - Xác nhận các thỏa thuận đạt được giữa các bên trong biên bản hòa giải.

    - Yêu cầu các bên thực hiện các cam kết đã thống nhất.

    - Đảm bảo rằng các thỏa thuận được thực hiện đúng đắn, tránh phát sinh thêm tranh chấp.

    Quyết định công nhận hòa giải là văn bản pháp lý cuối cùng trong quá trình hòa giải, nhằm đảm bảo rằng các thỏa thuận đạt được trong quá trình hòa giải được thực hiện đúng đắn và có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải tuân thủ. Điều này giúp giải quyết triệt để tranh chấp và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.

     

    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioisaigon.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới