Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cá nhân/ tổ chức góp vốn không cần chứng minh vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Hiện tại, không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp; trừ một số trường hợp mà pháp luật có quy định doanh nghiệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu (Vốn pháp định) để hoạt động trong ngành, nghề đó. Vậy, với những ngành nghề không có yêu cầu cụ thể về mưc vốn điều lệ thì doanh nghiệp nên đăng ký số vốn phù hợp với quy mô kinh doanh bởi:
Thứ nhất, vốn điều lệ ảnh hưởng đến lệ phí môn bài
Theo quy định, bậc lệ phí môn bài cũng như mức tính lệ phí môn bài sẽ căn cứ vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, cụ thể:
Vốn điều lệ ≤ 10 tỷ đồng: Thuế môn bài hàng năm là 2.000.000 đồng;
Vốn điều lệ > 10 tỷ đồng: Thuế môn bài hàng năm là 3.000.000 đồng.
Thứ hai, vốn điều lệ phải được góp đủ trong vòng 90 ngày
Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày thành lập, doanh nghiệp phải góp đủ số vốn đã đăng ký hoặc phải tiến hành thủ tục giảm vốn điều lệ. Tuy vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều không góp đủ số vốn cam kết trong thời hạn 90 ngày, dẫn đến khả năng có thể bị xử phạt trong trường hợp có cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất. Và khi để vốn điều lệ quá cao mà muốn giảm vốn điều lệ cũng khá khó, bởi lúc này doanh nghiệp phải chứng minh tình hình tài chính của công ty và thủ tục giảm vốn điều lệ khá phức tạp và xác suất được duyệt hồ sơ khá thấp.
Thứ ba, vốn điều lệ ảnh hưởng đến cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp TNHH chịu trách nhiệm với số vốn đã cam kết, do đó nếu để vốn điều lệ quá thấp thì khách hàng, đối tác sẽ không tin tưởng do phạm vi chịu trách nhiệm thấp đồng thời sẽ ảnh hưởng đến việc vay vốn ngân hàng khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên nếu để số vốn điều lệ quá cao sẽ kéo theo phạm vi cam kết trách nhiệm bằng tài sản cao hơn. Như đã trình bày ở trên thì thủ tục tăng vốn điều lệ khá đơn giản nhưng thủ tục giảm vốn điều lệ lại tương đối phức tạp. Do đó, khi thành lập doanh nghiệp cần xem xét tình hình tài chính cũng như quy mô mà doanh nghiệp muốn hướng tới để đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Sau khi tham khảo bài viết của CNC nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồng, soạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM
Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898
Website: luatsugioisaigon.vn
Email: luatsucncvietnam@gmail.com