Trình tự thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành

15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
0939 858 898
luatsucncvietnam@gmail.com
Trình tự thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành
Ngày đăng: 09/10/2024

    Đăng ký biến động đất đai là một trong số các thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất. Và theo Luật Đất đai 2024,  đã có nhiều thay đổi so với luật cũ, trong đó có những quy định mới về đăng ký biến động đất đai. Những thay đổi này nhằm mục tiêu đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian và tăng tính minh bạch trong quá trình đăng ký. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Đăng ký biến động đất đai là gì? Trình tự thủ tục thực hiện như thế nào?”. Để giải đáp thắc mắc trên, kính mời anh/chị và các bạn cùng theo dõi bài viết bên dưới của chúng tôi nhé.

    trinh tu thu tuc dang ky bien dong dat dai - luatsugioisaigon

    Đăng ký biến động đất đai là gì?

    Đăng ký biến động đất đai có thể hiểu là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật. Đăng ký biến động đất đai là một trong số hai thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất được nêu tại khoản 3 Điều 131 Luật Đất đai 2024. Hình thức thực hiện là đăng ký giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị như nhau.

    Người sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai khi nào?

    Theo quy định tại Điều 133 Luật Đất đai 2024 quy định đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:

    • Khi thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
    • Khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
    • Khi cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng.
    • Khi chuyển nhượng dự án có sử dụng đất.
    • Khi được phép đổi tên.
    • Khi thay đổi thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Sổ đỏ đã cấp mà không thuộc trường hợp được phép đổi tên ở trên.
    • Khi thay đổi mốc giới, ranh giới, kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu và địa chỉ thửa đất.
    • Khi đăng ký quyền sở hũu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Sổ đỏ; đăng ký thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký.
    • Chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép mà người sử dụng đất có nhu cầu đăng ký biến động.
    • Khi thời hạn sử dụng đất thay đổi.
    • Khi thay đổi hình thức cho thuê đất, giao đất, nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
    • Khi quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản thay đổi do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi mô hình tổ chức/sự thỏa thuận của các thành viên hộ gia đình/của vợ chồng hoặc nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung.
    • Khi quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản thay đổi theo kết quả hòa giải trong tranh chấp đất đai đã được công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ, quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo; bản án, quyết định của Tòa án…
    • Khi quyền với thửa đất liền kề được xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt.
    • Khi thay đổi hạn chế với quyền của người sử dụng đất.
    • Khi quyền sử dụng đất xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ vận hành, khai thác sử dụng công trình ngầm, quyền sở hữu công trình ngầm thay đổi.
    • Khi cấp đổi, cấp lại Sổ đỏ theo yêu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản trên đất.
    • Khi thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
    • Khi tài sản công là quyền sử dụng đất được bán, điều chuyển, chuyển nhượng.

    Cơ quan nào tiếp nhận đăng ký biến động đất đai từ 01/8/2024:

    Khi có những thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, việc đăng ký biến động đất đai là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo sự hợp pháp hóa các thay đổi này. Tuy nhiên, không phải ai cũng rõ về quy trình và nơi đăng ký biến động đất đai, nhất là khi có nhiều cơ quan và địa điểm khác nhau có thể tiếp nhận hồ sơ. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, người sử dụng đất hoặc chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có thể nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai tại một trong ba địa điểm sau đây:

    - Với chủ sở dụng đất, chủ sở hữu tài sản trên đất là cá nhân, cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thì nộp hồ sơ tại:

    • Bộ phận Một cửa;
    • Văn phòng đăng ký đất đai;
    • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

    - Xác định lại diện tích đất ở: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Một cửa.

    - Nếu là tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì chọn một trong hai địa điểm:

    • Bộ phận Một cửa;
    • Văn phòng đăng ký đất đai;

    Thủ tục đăng ký biến động đất đai thì được thực hiện như thế nào:

    trinh tu thu tuc dang ky bien dong dat dai - 2 - luatsugioisaigon

    Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất:

    Căn cứ Điều 29 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký biến động đất đai gồm:

    - Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP. (Anh/chị và các bạn có thể tải mẫu đơn tại đây)

    - Giấy chứng nhận đã cấp;

    - Một trong các loại giấy tờ liên quan đến nội dung biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Điều 30 Nghị định 101/2024/NĐ-CP,  như:

    Văn bản cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất.

    Văn bản xác nhận tình trạng sạt lở tự nhiên do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

    Bản vẽ tách thửa, hợp thửa.

    - Văn bản về việc đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự đối với trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu thực hiện thông qua người đại diện).

    Bước 2. Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền:

    Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, người sử dụng đất nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

    Bước 3. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:

    Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

    Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

    Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

    Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

    Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

    Bước 4. Trả kết quả:

    Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.

     

    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioisaigon.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới