Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân mới nhất năm 2025?

15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
0939 858 898
luatsucncvietnam@gmail.com
Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân mới nhất năm 2025?
Ngày đăng: 21/10/2024

    Doanh nghiệp tư nhân là gì?

    Doanh nghiệp tư nhân là một trong các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.

    Ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

    Về ưu điểm

    - Doanh nghiệp tư nhân chỉ do 1 cá nhân làm chủ nên chủ sở hữu được toàn quyền trong việc quyết định mọi hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.

    - Vốn của doanh nghiệp cho chủ sở hữu tự đăng ký và không cần làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp (Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020).

    - Vì chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp tư nhân là vô hạn nên có thể dễ dàng có được lòng tin từ khách hàng và các đối tác hơn (khách hàng hạn chế được tối đa rủi ro khi hợp tác).

    - Doanh nghiệp tư nhân ít bị chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật hơn, có thể kiểm soát được rủi ro vì chỉ có duy nhất một người làm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

    Về nhược điểm

    - Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp nhỏ do cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Cá nhân đó vừa là chủ vừa là người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một người đại diện. Điều này là một trong số những nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành chứng khoán dưới bất kỳ hình thức nào. Do đó, doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế khi kêu gọi góp vốn mở rộng kinh doanh. Đồng thời, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

    - Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên không được tự mình thực hiện một số giao dịch mà pháp luật quy định.

    - Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn, tức chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp.

    Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

    Theo quy định tại Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2020 hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

    1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

    3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

    4. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

    Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

    Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập công ty

    Theo Điều 26 của Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội, người thành lập hoặc người được uỷ quyền có thể đăng ký doanh nghiệp bằng ba hình thức sau:

    1. Nộp hồ sơ thành lập công ty trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

    2. Nộp hồ sơ thành lập công ty qua dịch vụ bưu chính.

    3. Nộp hồ sơ thành lập công ty qua mạng thông tin điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đây là hình thức đăng ký doanh nghiệp trực tuyến được công nhận có giá trị pháp lý tương đương với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.

    Tuy nhiên, hiện nay việc đăng ký doanh nghiệp đa phần được thực hiện thông qua hình thực nộp trực tuyến và trong đó một số nơi như Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hà Nội việc đăng ký doanh nghiệp được thực hiện bắt buộc qua mạng theo quy trình nộp hồ sơ trực tuyến.

    Khi nộp hồ sơ trực tuyến, người nộp hồ sơ lập tài khoản đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/). Sau đó tiến hành kê khai các thông tin về doanh nghiệp và đăng tải hồ sơ dưới dạng file PDF. Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    Ví dụ: Trụ sở doanh nghiệp tại 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Tp. HCM thì nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu trụ sở doanh nghiệp tại phường Định Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thì nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Dương.

    Bước 2: Ký số vào hồ sơ điện tử và tiến hành thanh toán lệ phí Công bố thông tin doanh nghiệp.

    Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thành lập công ty

    Sau khi nhận hồ sơ Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả Giấy biên nhận cho doanh nghiệp để hẹn ngày trả kết quả.

    Trường hợp, Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ chưa hợp lệ sẽ có trách nhiệm gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Doanh nghiệp phải tiến hành sửa đổi các thông tin theo đúng yêu cầu và tiến hành nộp lại. Nếu sau 60 ngày kể từ khi nhận được thông báo sửa đổi, bổ sung doanh nghiệp không nộp lại hồ sơ thì hệ thống sẽ tự hủy hồ sơ.

    Trường hợp, hồ sơ doanh nghiệp hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả là một bản Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty sau từ 03-05 ngày làm việc.

    Bước 4: Nhận kết quả thành lập doanh nghiệp

    Doanh nghiệp có thể nhận kết quả qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp Phòng đăng ký kinh doanh –Sở kế hoạch và đầu tư để nhận kết quả. Khi đến cần mang theo Giấy biên nhận và Giấy ủy quyền (Nếu người nộp hồ sơ được ủy quyền của người đại diện doanh nghiệp) cùng Chứng minh thư của người đến nhận.

    Bước 5: Khắc dấu doanh nghiệp

    Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành doanh nghiệp không cần phải công bố mẫu con dấu trước khi sử dụng con dấu. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu chỉ bắt buộc thể hiện những thông tin sau đây:

    - Tên doanh nghiệp;

    - Mã số doanh nghiệp.

    Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân khách hàng cần thực hiện

    Treo biển tại trụ sở công ty;

    - Ngoài các thủ tục trên, công ty còn cần thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật, bao gồm việc lập báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các báo cáo theo quy định của pháp luật.

    - Kê khai và nộp thuế môn bài (trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn thuế môn bài trong năm đầu tiên. Từ năm thứ hai trở đi, doanh nghiệp mới cần phải nộp lệ phí môn bài.

    - Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;

    - Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

    - Đặt hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn;

    - Kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu phát sinh) theo quy định hiện hành.

     

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với văn phòng luật sư chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.

     

    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioisaigon.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới