Trọng tài thương mại có được giải quyết tranh chấp đất đai hay không?

15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
0939 858 898
luatsucncvietnam@gmail.com
Trọng tài thương mại có được giải quyết tranh chấp đất đai hay không?
Ngày đăng: 18/09/2024

    Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp khá là phổ biến và phức tạp. Theo đó, có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp đất đai mà các bên có thể lựa chọn. Và câu hỏi đặt ra là: “Trọng tài thương mại có được giải quyết tranh chấp đất đai hay không?”. Để giải đáp thắc mắc trên, kính mời anh/chị và các bạn cùng theo dõi bài viết bên dưới của chúng tôi nhé.

    trong tai thuong mai co duoc giai quyet tranh chap dat dai khong

    Tranh chấp đất đai là gì?

    Căn cứ theo khoản 47 Điều 3 Luật Đất đai 2024, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Và theo đó có thể hiểu, tranh chấp này có thể xảy ra giữa hai hoặc nhiều bên trong các mối quan hệ đất đai, bao gồm các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng, nghĩa vụ tài chính, hoặc các tranh cãi khác liên quan đến đất đai. Quy định này nhằm xác định rõ ràng các tình huống có thể dẫn đến tranh chấp và hướng dẫn cách giải quyết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.

    Trọng tài thương mại có được giải quyết tranh chấp đất đai hay không?

    Căn cứ theo khoản 5 Điều 236 Luật Đất đai 2024 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, cụ thể như sau:

    “5. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai do Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc do Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại.”

    Cụ thể, đối với những tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai, các vụ việc này không chỉ được Tòa án giải quyết theo các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự mà còn có thể được Trọng tài thương mại Việt Nam xử lý theo các quy định của pháp luật về trọng tài thương mại. Điều này có nghĩa là bên cạnh việc tòa án có thẩm quyền xét xử các tranh chấp đất đai thông thường, các bên còn có thể lựa chọn giải quyết thông qua trọng tài thương mại nếu tranh chấp phát sinh từ các giao dịch thương mại liên quan đến đất đai. Quy định này nhằm mở rộng cơ chế giải quyết tranh chấp, tạo thêm sự linh hoạt và lựa chọn cho các bên liên quan, từ đó giúp đảm bảo rằng các tranh chấp có thể được giải quyết một cách hiệu quả hơn, phù hợp với từng loại hình tranh chấp cụ thể.

     

    Theo đó, trước đây Luật Đất đai 2013 chỉ quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về Tòa án hoặc UBND các cấp. Việc bổ sung thẩm quyền của Trọng tài thương mại nhằm giúp giải tải công việc cho Tòa án, trong khi tranh chấp đất đai diễn ra khá phổ biến, số lượng tranh chấp, vụ án mà Tòa án giải quyết khá nhiều. Việc giải quyết tại Tòa án thường qua 2 cấp xét xử.

     

    Với việc giải quyết qua trọng tài, phán quyết của trọng tài là chung thẩm, tức là chỉ có 1 cấp xét xử. Phán quyết của trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Như vậy, việc mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai cho trọng tài thương mại sẽ rút ngắn thời gian giải quyết các tranh chấp, giúp giải quyết tranh chấp nhanh chóng hơn. Quy định này phù hợp với thực tiễn hiện nay khi mà thời gian qua, không chỉ có Tòa án, mà các tổ chức trọng tài thương mại ở nước ta, đã từng giải quyết nhiều vụ tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có đối tượng là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

     

    Việc điều chỉnh này nhằm mục tiêu làm rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bên tranh chấp trong việc lựa chọn cơ quan giải quyết phù hợp với tình trạng pháp lý của tài sản tranh chấp.

    Điều kiện giải quyết tranh chấp đất đai của trọng tài thương mại:

    Điều kiện về thẩm quyền:

    co duoc giai quyet tranh chap dat dai bang trong tai thuong mai

    Căn cứ theo Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010, có quy định về thẩm quyền của trọng tài thương mại đối với tranh chấp như sau:

    • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
    • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại;
    • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

    Như vậy, chỉ có những tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai thì trọng tài thương mại mới có thẩm quyền giải quyết. Còn lại những tranh chấp đất đai mà không phát sinh từ hoạt động thương mại thì Trọng tài không có thẩm quyền, ví dụ tranh chấp thừa kế có đối tượng là quyền sử dụng đất, tranh chấp đất thổ cư của hộ gia đình với nhau, tranh chấp đất liền kề của hộ gia đình với nhau,…

     

    Hiện nay chưa có quy định giải thích về tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. Tuy nhiên, dựa trên khái niệm “hoạt động thương mại” tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005, có thể hiểu tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại là những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng giữa các bên trong các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Theo thông lệ, trường hợp một trong các bên tranh chấp là doanh nghiệp, đặc biệt có kinh doanh các ngành nghề liên quan đến đất đai như bất động sản, thì có thể đáp ứng yêu tố có “hoạt động thương mại” để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.

    Điều kiện khác:

    Căn cứ theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010, để giải quyết tranh chấp đất đai bằng trọng tài thương mại cần lưu ý các điều kiện sau:

    • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài bằng văn bản trước, trong hoặc sau khi xảy ra tranh chấp;
    • Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
    • Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

    Lưu ý, theo Điều 2 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP, trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý. Khi có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thì Tòa án yêu cầu một hoặc các bên cho biết tranh chấp đó các bên có thoả thuận trọng tài hay không. Nếu có, Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.

     

    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioisaigon.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới