Vợ có được thừa kế tài sản trước hôn nhân của chồng hay không?

15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
0939 858 898
luatsucncvietnam@gmail.com
Vợ có được thừa kế tài sản trước hôn nhân của chồng hay không?
Ngày đăng: 23/09/2024

    Thừa kế đất đai luôn là một trong những vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Trong đó không thể kể đến là việc thừa kế tài sản của vợ/chồng. Theo đó, người dân không phân biệt rõ được vấn đề đâu là tài sản chung/riêng và đâu là tài sản thừa kế. Vừa qua, Văn phòng luật sư của chúng tôi đã nhận được câu hỏi với nội dung như sau: “Trước khi kết hôn, chồng tôi được bố mẹ tặng cho riêng căn nhà và thừa đất, nay chồng tôi đã mất, vậy thì tôi có được thừa kế tài sản là nhà đất đó hay không?”. Để giải đáp thắc mắc trên, kính mời anh/chị và các bạn cùng theo dõi bài viết bên dưới của chúng tôi nhé.

    vo co duoc huong thua ke tai san truoc hon nhan cua chong hay khong

    Tài sản trước hôn nhân của chồng có phải là tài sản chung hay không?

    Căn cứ theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, cụ thể như sau:

    "Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng:

    1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng;

    2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này."

    Bên cạnh đó, theo Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung như sau:

    "Điều 46. Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung:

    1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.

    2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.

    3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác."

    Như vậy, theo quy định trên thì những tài sản bạn có trước khi kết hôn bao gồm: tiền tiết kiệm ngân hàng, vàng và bất động sản nếu bạn không có thỏa thuận nhập vào tài sản chung thì những tài sản đó là tài sản riêng của bạn. Tài sản riêng có nhập vào tài sản chung của vợ chồng khi kết hôn hay không là do thỏa thuận, không có trường hợp nào bắt buộc.

    Vợ có được thừa kế tài sản trước hôn nhân của chồng?

    Theo phân tích trên, thì tài sản có trước thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ/chồng, trừ khi cả 2 vợ chồng thỏa thuận nhập tài sản sản riêng vào tài sản chung theo quy định của pháp luật.

    Căn cứ theo Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

    Như vậy, dù là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng, thì khi người chồng mất thì toàn bộ tài sản của người chồng được chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Điều đó có nghĩa là, dù là tài sản riêng của chồng, nhưng khi người chồng qua đời thì vợ vẫn có thể được hưởng thừa kế từ tài sản riêng đó.

    Tài sản riêng của chồng được chia thừa kế như thế nào?

    • Trường hợp người chồng mất có để lại di chúc:

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015, nếu di chúc không chỉ định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì di sản đó được chia đều cho tất cả những người thừa kế được nhắc tới trong di chúc.

    Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về những trường hợp vẫn được hưởng di sản thừa kế dù không có tên di chúc. Theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, có 06 đối tượng sau vẫn được hưởng thừa kế dù không có tên trong di chúc bao gồm:

    • Con chưa thành niên của người để lại di sản.
    • Cha, mẹ của người để lại di sản.
    • Vợ/chồng của người để lại di sản.
    • Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động của người để lại di sản.

    Như vậy, trong trường hợp không có tên trong di chúc thì người vợ vẫn được hưởng di sản thừa kế, trừ trường hợp kí từ chối nhận di sản hoặc không có quyền nhận di sản. Với trường hợp này, người vợ sẽ được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo quy định.

    • Trường hợp người chồng mất không để lại di chúc:

    Nếu không có di chúc, toàn bộ khối tài sản chung 02 vợ chồng và tài sản riêng trước thời kì hôn nhân của người chồng sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

    Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, toàn bộ di sản sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha mẹ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã mất.

    Theo đó, toàn bộ di sản sẽ được chia đều cho những người thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Lúc này, người vợ là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ được hưởng 1 suất thừa kế.

    Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong một số trường hợp, người vợ sẽ không được hưởng di sản của người chồng.

    vo co duoc huong thua ke tai san truoc hon nhan cua chong hay khong -1

    Trường hợp nào vợ không được hưởng thừa kế?

    Căn cứ theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, quy định người vợ sẽ không được hưởng di sản của chồng trong một số trường hợp sau:

    - Bị kết án cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc có hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người chồng.

    - Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người chồng.

    - Bị kết án cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác để hưởng nhiều hơn phần thừa kế đó có quyền hưởng.

    - Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người chồng khi người chồng lập di chúc hoặc giả mạo, sửa chữa, che giấu, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

    Vì vậy nếu không thuộc trường hợp là người không được quyền hưởng di sản của chồng như trên thì khi người chồng chết, người vợ sẽ được hưởng di sản riêng của chồng để lại là phần tài sản có trước khi cưới theo quy định pháp luật về thừa kế.

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.

     

    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioisaigon.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới