Lập di chúc để lại di sản cho người nước ngoài được không?

15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
0939 858 898
luatsucncvietnam@gmail.com
Lập di chúc để lại di sản cho người nước ngoài được không?
Ngày đăng: 03/10/2024

    Hiện nay, việc lập di chúc để “bảo đảm cho tài sản” sau khi chết được khá nhiều người chọn lựa. Nhưng vấn đề đang được nhiều người quan tâm đó là lập di chúc để lại di sản cho người nước ngoài được không? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết sau đây.

     

    lap-di-chuc-de-lai-di-san-cho-nguoi-nuoc-ngoai-duoc-khong

     

    Quyền lập di chúc theo quy định pháp luật Việt Nam

    Lập di chúc là quyền của cá nhân Việt Nam đủ điều kiện luật định. Theo đó, Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ quyền của người lập di chúc như sau:

    - Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

    - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

    - Dành một phần tài sản trong khối di sản để tặng, thờ cúng;

    - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

    - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản;

    Lập di chúc để lại di sản cho người nước ngoài được không?

    2.1 Điều kiện để người nước ngoài được nhận thừa kế

    Pháp luật không cấm việc để lại di sản cho người nước ngoài. Tuy nhiên, di chúc phải đáp ứng các điều kiện về hình thức và nội dung theo luật định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các điều kiện để di chúc hợp pháp. Theo đó, di chúc hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện:

    - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;

    - Người lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

    - Nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

    - Hình thức di chúc không trái quy định pháp luật.

    Người lập di chúc cần lưu ý một số hạn chế khi để lại di sản cho người nước ngoài. Căn cứ theo khoản 3 Điều 44 Luật Đất đai 2024 quy định, đối với quyền sử dụng đất, người nước ngoài không được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Họ chỉ có quyền chuyển nhượng hoặc tặng cho tài sản thừa kế này trong thời hạn luật định.

     

    lap-di-chuc-de-lai-di-san-cho-nguoi-nuoc-ngoai-duoc-khong

     

    2.2 Quyền nhận di sản là động sản

    Người nước ngoài được quyền nhận thừa kế động sản tại Việt Nam. Họ được quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt động sản thừa kế theo quy định pháp luật. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế không phức tạp nhưng phải tuân thủ trình tự luật định. Người thừa kế cần xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ thừa kế và di chúc (nếu có).

    2.3 Quyền nhận di sản là bất động sản

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 44 Luật Đất đai 2024 quy định cụ thể về quyền nhận thừa kế bất động sản của người nước ngoài. Theo đó, người nước ngoài không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên, họ vẫn có quyền thừa kế và được chuyển nhượng hoặc tặng cho tài sản thừa kế là đất đai.

    Khi nhận thừa kế là quyền sử dụng đất, người nước ngoài có các quyền: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất thừa kế; Tặng cho quyền sử dụng đất cho đối tượng được phép; Yêu cầu cơ quan đăng ký đất đai cập nhật thông tin người thừa kế vào Sổ địa chính.

    Thủ tục lập di chúc để lại di sản cho người nước ngoài

    * Yêu cầu về hình thức di chúc

    Hình thức của di chúc được quy định cụ thể tại Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc để lại tài sản cho người nước ngoài phải được lập bằng văn bản theo quy định pháp luật. Di chúc bằng văn bản có thể được lập dưới hình thức theo quy định tại Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015:

    - Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (tự viết);

    - Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

    - Di chúc bằng văn bản có công chứng;

    - Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

    Di chúc miệng chỉ được sử dụng trong trường hợp người lập di chúc không thể lập di chúc bằng văn bản quy định tại Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu có ít nhất hai người làm chứng và người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ; trong thời hạn 05 ngày làm việc thì di chúc phải được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực căn cứ tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015. Sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

     

    lap-di-chuc-de-lai-di-san-cho-nguoi-nuoc-ngoai-duoc-khong

     

    * Nội dung cần có trong di chúc cho người nước ngoài

    Theo quy định tại Điều 631 Bộ Luật dân sự 2015 thì di chúc để lại tài sản cho người nước ngoài cần ghi rõ:

    - Ngày, tháng, năm lập di chúc;

    - Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

    - Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

    - Di sản để lại và nơi có di sản;

    Ngoài các nội dung quy định trên di chúc có thể có các nội dung khác như là:

    - Mô tả chi tiết về loại tài sản, số lượng, giá trị ước tính phần tài sản để lại;

    - Ghi rõ địa chỉ, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đối với bất động sản;

    - Quy định cách thức phân chia tài sản nếu để lại cho nhiều người thừa kế;

    - Quy định điều kiện để người nước ngoài được nhận thừa kế phù hợp với quy định pháp luật;

    - Chỉ định người giám sát việc thực hiện di chúc;

    - Di chúc nên ghi rõ ngày lập và có chữ ký của người lập di chúc trên từng trang.

    Di chúc cần thể hiện rõ ý chí tự nguyện của người lập di chúc. Nội dung không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Nếu có điều kiện kèm theo việc hưởng di sản, phải ghi rõ trong di chúc. Người lập di chúc có thể chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015.

     

     

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Sau khi tham khảo bài viết của Luật CNC Việt Nam, Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh nếu Quý khách hàng còn vấn đề nào chưa rõ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn. Ngoài ra, nếu khách hàng cần tư vấn về các vấn đề pháp lý khác như xin các loại giấy phép, soạn thảo các loại hợp đồng lao động, dân sự, rà soát hợp đồngsoạn thảo các loại đơn từ, soạn hồ sơ khởi kiện, lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, đăng ký biến động đất đai,… thì cũng đừng ngại liên hệ với Luật sư giỏi Sài Gòn, Luật sư giỏi Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư giỏi thừa kế nhà đất để được giải đáp mọi thắc mắc.

     

    VĂN PHÒNG GIAO DỊCH CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

    Văn phòng 1: 15/50 Đoàn Như Hài, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

    Văn phòng 2: 1084 Lê Văn Lương, Ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh

    Số điện thoại: 0909 642 658 - 0939 858 898 

    Website: luatsugioisaigon.vn

    Email: luatsucncvietnam@gmail.com

    Danh mục bài viết

    Bài viết mới